Ngành dữ liệu đặc biệt là lĩnh vực Business Intelligence ngày càng phát triển trong kỷ nguyên mới khi vai trò của dữ liệu với thành công của doanh nghiệp ngày càng lớn. Với một chiến lược và một team BI tốt, doanh nghiệp có thể thực hiện các phân tích cần thiết hỗ trợ cho các quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu. Báo cáo trong Glassdoor và PayScale cho thấy, nếu bạn mới vào nghề (có 1- 2 năm kinh nghiệm), bạn có thể tính vào mức lương trung bình 66.000 đô la. Khi bạn đã đạt được một vài năm kinh nghiệm và bạn đã mài giũa kỹ năng thuyết phục của mình, mức lương trung bình hàng năm của bạn có thể đạt 79.000 đô la.
Tại Việt Nam, dù chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng nếu xem qua các tin tuyển dụng, bạn có thể thấy mức lương của BI Analyst dưới 2 năm kinh nghiệm ở Việt Nam dao động trong khoảng 10 – 25 triệu/ tháng. Lĩnh vực có nhu cầu cao về BI Analyst hiện nay là Ngân hàng, bán lẻ, tài chính, thương mại điện tử,.. vì có lượng khách hàng phổ thông lớn, lượng dữ liệu nhiều.
Mục lục
Chứng chỉ tạo lợi thế cạnh tranh cho bạn trong ngành dữ liệu như thế nào?
Kiến thức, kỹ năng là những thứ khó có thể đo lường, xác định rõ ràng, với cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, với mọi ngành nghề, lĩnh vực, sẽ đều có những chứng chỉ, bài thi như một thang đo để đánh giá năng lực. Ví dụ như CFA với ngành tài chính, MOS cho tin học văn phòng hay IELTS/ TOEFL cho tiếng Anh.
Với ngành dữ liệu – cụ thể là lĩnh vực Data Analytics, Business Intelligence, việc học và thi chứng chỉ chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên việc thi chứng chỉ mang lại 3 lợi ích rõ ràng như sau:
1. Có mục tiêu học tập và lộ trình ôn luyện rõ ràng. Không bị lan man.
2. Được xác nhận trên một mức level cụ thể của một kĩ năng (không chỉ với người khác mà với chính bản thân bạn, vì khi biết rõ level của bạn thân bạn sẽ biết mình cần phát huy gì, cần cải thiện gì).
3. Là 1 cách để đảm bảo, chứng minh khả năng của bản thân với nhà tuyển dụng, nhất là với các bạn sinh viên, fresher, người chuyển ngành muốn theo đuổi mảng dữ liệu nghiêm túc nhưng chưa có kinh nghiệm làm việc.
So sánh 3 chứng chỉ dành cho BI Analyst, Data Analyst
Với 3 công cụ BI phổ biến nhất hiện nay là Power BI, Tableau và Qlik, chúng ta có 3 chứng chỉ tương ứng như sau:

Bắt đầu với chứng chỉ nào?
Với các bạn đã đi làm, các bạn có thể lựa chọn chứng chỉ dựa theo công cụ công ty bạn đang làm (hoặc muốn làm ) sử dụng. Tuy nhiên, với những bạn mới ra trường hay chưa xác định được công ty, thi chứng chỉ Data Analyst Associate là lựa chọn hợp lý hơn vì 3 lý do sau:
1, Được cấp bởi Microsoft & Sự phổ biến của Power BI
Với sự phổ biến của các công cụ Microsoft Office tại Việt Nam như Excel, PowerPoint,… Power BI cũng là công cụ được ưu tiên lựa chọn bởi các doanh nghiệp Việt Nam, vì có cùng hệ sinh thái cũng như có những điểm vượt trội nhất định. Chính vì vậy, với DAA thì bạn sẽ có nhiều cơ hội về công việc hơn cũng như tạo một sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng.

2. Chứng chỉ Role-Based thay vì Tech-based
Khác với 2 chứng chỉ của Qlik và Tableau tập trung vào khả năng sử dụng công cụ (cụ thể bạn có thể xem ở website của 2 chứng chỉ này), DAA tập trung vào các kỹ năng cần thiết để trở thành một Data Analyst (và việc sử dụng Power BI để thực hành các kỹ năng này). Dưới đây là list các kỹ năng bạn sẽ cần học và ôn luyện cho chứng chỉ DAA:
- Prepare the data
- Model the data
- Visualize the data
- Analyze the data
- Deploy and maintain deliverable
3. Tiết kiệm chi phí và thời gian học.
Tìm hiểu thêm về DAA tại: https://docs.microsoft.com/en-us/learn/certifications/data-analyst-associate#certification-exam-disclaimers
Đọc thêm thông tin về các loại chứng chỉ trong ngành dữ liệu tại đây.