Nhiệm vụ của Digital Business Analyst

NHIỆM VỤ CỦA DIGITAL BUSINESS ANALYST LÀ GÌ? 

Ngày đăng: 10/07/2023

Nhiệm vụ của Digital Business Analyst là xác định các vấn đề của doanh nghiệp và nhu cầu kinh doanh để từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt dựa trên phân tích dữ liệu. Vị trí Digital Business Analyst có thể tham gia các nhiệm vụ khác nhau trong tổ chức, từ việc tạo ra các yêu cầu chi tiết của người dùng đến phát triển các tính năng mới cho các sản phẩm hiện có. Họ thường cộng tác chặt chẽ với bộ phận phát triển sản phẩm, designer, các chuyên gia công nghệ thông tin và  để đảm bảo rằng các dự án của họ đáp ứng nhu cầu của người dùng cuối. 

Vị trí Digital Business Analyst mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như thế nào? 

Những nhà phân tích nghiệp vụ kỹ thuật số mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: 

  • Phân tích dữ liệu để nhận diện vấn đề, thói quen tiêu dùng và dự đoán nhu cầu của khách hàng, giúp các stakeholders đánh giá và đưa ra các quyết định mang tính chiến lược. 
  • Đem lại cái nhìn toàn diện về trải nghiệm khách hàng để các công ty có thể tìm kiếm các kênh trực tuyến mang lại lợi nhuận cao hơn.  
  • Nghiên cứu các giải pháp công nghệ mới để đánh giá khả năng áp dụng trong việc tối ưu hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 
  • Quản lý dự án và đảm bảo chất lượng các dự án phát triển phần mềm. 

Nhiệm vụ của Digital Business Analyst gồm những gì? 

Nhiệm vụ của các Digital Business Analysts có thể rất rộng và liên quan tới rất nhiều phòng ban. Tuy nhiên, trách nhiệm chính vẫn là mang lại trải nghiệm tốt nhất có thể cho khách hàng thông qua sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và công nghệ, kỹ thuật số. 

Một số nhiệm vụ của Digital Business Analyst thường thấy hiện nay bao gồm: 

  • Nghiên cứu thị trường để xác định cơ hội cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mới. 
  • Xác định pain points và nhu cầu của khách hàng để đưa ra đề xuất cải tiến quy trình, sản phẩm, dịch vụ để tối ưu hiệu quả kinh doanh. 
  • Thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu để xác định vấn đề và đề xuất giải pháp. 
  • Theo dõi và phân tích các báo cáo kinh doanh để xác định cơ hội, điểm cần cải thiện trong hoạt động kinh doanh. 
  • Cập nhật các xu hướng mới về công nghệ và đánh giá khả năng áp dụng vào doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp. 
  • Thiết kế giải pháp và phối hợp cùng các phòng ban triển khai các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. 

Các kỹ năng mà một Digital Business Analyst cần có 

1. Phân tích dữ liệu 

Một Digital Business Analyst cần phải sử dụng được dữ liệu để xác định mục tiêu của dự án, các chỉ tiêu đo lường thành công của dự án và những thách thức tiềm ẩn mà dự án có thể gặp phải. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà một Digital Business Analyst cần phải có.  

2. Tư duy phản biện 

Đây là khả năng sử dụng kỹ năng và tư duy phản biện để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Digital Business Analyst có thể sử dụng tư duy phản biện để đánh giá các giải pháp khác nhau cho một vấn đề theo nhiều góc nhìn, xác định cách tốt nhất để thực hiện một giải pháp hoặc đánh giá sự thành công của một giải pháp trong điều kiện hiện có của doanh nghiệp. 

3. Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Đây là kỹ năng giúp Digital Business Analyst xác định nguồn gốc của vấn đề, thiết kế và triển khai giải pháp cho doanh nghiệp với nguồn lực tối ưu nhất có thể. 

4. Kiến thức kinh doanh 

Digital Business Analyst cần hiểu mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, hiểu sản phẩm dịch vụ, hiểu thị trường và hiểu nhu cầu của khách hàng thì mới có thể phân tích dữ liệu, thiết kế ra giải pháp đúng hướng. 

5. Kỹ năng giao tiếp 

Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất của một Digital Business Analyst do thường phải làm việc với nhiều cá nhân với nhiều cấp bậc trong các phòng ban khác nhau. Họ cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với tất cả những cá nhân này để đảm bảo họ hiểu được thực trạng vấn đề, nhu cầu của khách hàng và có thể cung cấp các giải pháp phù hợp. 

Liệu Digital Business Analyst có phải một công việc tiềm năng? 

Digital Business Analyst là một ngành nghề đang tăng nhanh về nhu cầu. Tuy nhiên, liệu đây có phải một công việc tiềm năng để theo đuổi thời điểm hiện tại? Hãy cùng phân tích. 

Về mức lương, do vị trí Digital Business Analyst là vị trí khá mới mẻ ở Việt Nam nên chưa có khoảng lương trung bình cố định. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mức lương của vị trí có nhiều điểm tương đồng nhất là Business Analyst để thấy mức độ tiềm năng của vị trí này. Ngoài ra, mức lương cũng có thể bị ảnh hưởng bởi quy mô doanh nghiệp, phạm vi của vai trò hoặc mức độ kinh nghiệm của Digital Business Analyst. 

Về cơ hội nghề nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận chuyển đổi số trong thời gian đại dịch và hiện đang tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp để triển khai các giải pháp lâu dài, có khả năng mở rộng. Vậy nên nhu cầu tuyển dụng vị trí Digital Business Analyst sẽ tiếp tục tăng cao. 

Về cơ hội thăng tiến và phát triển, con đường sự nghiệp của một Digital Business Analyst khá đa dạng và rộng mở, bạn hoàn toàn có thể phát triển tiếp theo hướng thiên về Marketing, Quản lý dự án, Product Owner hay Business Solution,… 

Kết luận 

Với sự đóng góp của vị trí Digital Business Analyst, các doanh nghiệp có thể tối ưu lợi nhuận đáng kể cho các khoản đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số và phát triển phần mềm. Bạn sẽ là một trong những người mang đến thành công đó chứ? 

Tìm hiểu kỹ hơn về Digital Business Analyst qua các bài viết sau:

Digital Business Analyst – “Ngôi sao hy vọng” mới của các doanh nghiệp

Vai trò của Digital BA trong tối ưu trải nghiệm khách hàng 

So sánh Digital Business Analyst và IT Business Analyst 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *