Khi nhắc tới Business Analyst (Chuyên viên phân tích nghiệp vụ), đa phần mọi người sẽ nghĩ tới vị trí IT BA trong các khối/công ty công nghệ vì đây là bộ phận có nhu cầu tuyển dụng BA đông đảo nhất. Tuy vậy các bạn không có lợi thế về Công nghệ hoặc không có định hướng làm việc ở bộ phận Công nghệ liệu có thể làm BA?
Datapot nhận được rất nhiều câu hỏi tương tự, dưới đây là một số chia sẻ về nghề BA của Datapot:
Non-IT liệu có thể làm Business Analyst?

Thực tế phần lớn IT BA trong các công ty có background từ các ngành Kinh tế, tài chính,….Vì họ có lợi thế nhanh nắm bắt được quy trình sản phẩm dịch vụ của công ty, nhạy bén về góc nhìn người dùng để đưa ra được những đề bài phù hợp.
IT BA không cần biết code, họ cần hiểu công nghệ, hiểu cách các hệ thống, thành phần tương tác với nhau ra sao để đưa được giải pháp, họ có thể bổ sung thêm các kỹ năng như SQL và test API để phục vụ công việc. Nếu bạn để ý một chút sẽ thấy các tin đăng tuyển BA thường có mục “Yêu cầu các bạn có background học kinh tế, tài chính, công nghệ thông tin,…” hay “Ưu tiên tuyển các bạn có kinh nghiệm làm các dự án về thương mại điện tử,…”.
Như vậy mọi người có thể thấy rõ là không có background về công nghệ không hề bất lợi hơn so với các bạn có background về công nghệ. Việc quan trọng bạn cần làm là trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm thực chiến trong ngành nghề bạn muốn tham gia để có thể đạt được tiêu chí “Ưu tiên” ở trên.
Ngoài bộ phận IT, liệu có bộ phận nào khác trong doanh nghiệp cần Business Analyst?

Các doanh nghiệp có nhu cầu số hóa quy trình, số hóa sản phẩm dịch vụ hoặc muốn thực hiện chuyển đổi số đều cần vị trí chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Và đã là chuyên viên phân tích nghiệp vụ thì bạn có thể làm ở nhiều bộ phận khác nhau, tùy theo yêu cầu công việc của các bộ phận mà đòi hỏi bạn có background khác nhau. Ví dụ bộ phận nhân sự muốn số hóa quy trình chấm công và tính lương tháng hoặc phát triển phần mềm quản lý hiệu quả công việc của các phòng ban, họ sẽ cần Business Analyst có domain về Nhân sự để làm đề bài cho bộ phận Công nghệ. Hoặc bộ phận nghiệp vụ muốn số hóa các quy trình nghiệp vụ trong công ty để nâng cao năng suất công việc và tiết kiệm chi phí, họ sẽ cần các bạn Business Analyst có domain về sản phẩm dịch vụ của công ty để làm đề bài cho team phát triển.
Tại các bộ phận này, có thể vị trí non-IT BA sẽ không cần có các kỹ năng chuyên sâu của IT BA (như viết tài liệu URD, SRS; vẽ sequence diagram; test API, SQL, mockup,…) nhưng cần nắm chắc bộ kỹ năng về Làm rõ yêu cầu, mô hình hóa quy trình bằng diagrams, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề,….

Nhiệm vụ của non-IT BA sẽ thiên về làm market research, phân tích dữ liệu kinh doanh và đưa ra các đánh giá về mặt kinh doanh để đưa ra giải pháp và nhu cầu số hóa, từ đó thiết kế business process và BRD để chuyển cho team phát triển của Công nghệ thực thi. Lúc này trong team phát triển sẽ có bạn IT BA tiếp nhận yêu cầu, phân tích, đánh giá và viết đặc tả yêu cầu chi tiết về hệ thống cho các bạn developer.
Tóm gọn lại, bạn không nhất thiết phải có background công nghệ để làm được Business Analyst, mà tùy vào mục tiêu của bạn hay yêu cầu của doanh nghiệp, dự án mà bạn cần bổ sung thêm các kỹ năng cần thiết bên cạnh bộ kỹ năng must-have của mọi Business Analyst như: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng phân tích; Giải quyết vấn đề;….
Tìm hiểu thêm về: Con đường phát triển sự nghiệp của một Business Analyst