Mục lục
IT Business Analyst là gì?
IT Business Analyst là vị trí cần am hiểu về cả phân tích nghiệp vụ và công nghệ thông tin. Trách nhiệm chính của họ bao gồm kết nối giữa bộ phận IT và bộ phận điều hành, bộ phận kinh doanh, marketing, nhằm cải thiện chất lượng cho các dịch vụ liên quan đến Công nghệ thông tin, cũng như Phân tích nghiệp vụ.
Digital Business Analyst là gì?
Digital Business Analyst là vị trí có nhiệm vụ xác định các vấn đề của doanh nghiệp và nhu cầu kinh doanh để từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt, tận dụng nền tảng kỹ thuật số và dựa trên việc phân tích dữ liệu.

Điểm chung của Digital Business Analyst và IT Business Analyst
Digital Business Analyst và IT Business Analyst đều là những vị trí quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ để tối ưu hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Cả hai vị trí đều yêu cầu một số kỹ năng cốt lõi của Business Analyst như:
- Kỹ năng phân tích: Business Analyst (BA) cần có khả năng phân tích để hiểu và phân tích các yêu cầu kinh doanh. Họ phải có khả năng xác định các vấn đề, tìm ra giải pháp và đưa ra các đề xuất.
- Kỹ năng viết tài liệu và quản lý yêu cầu: BA phải biết cách làm rõ, phân tích và quản lý yêu cầu từ các bên liên quan. Họ cần có khả năng viết tài liệu yêu cầu một cách rõ ràng và cụ thể, đồng thời đảm bảo rằng các yêu cầu được hiểu và đồng thuận.
- Kỹ năng nghiệm thu sản phẩm: BA phải có khả năng test nghiệm thu các tính năng, sản phẩm sau phát triển đã đúng với yêu cầu của họ hay chưa. Tùy vào scope của dự án và vai trò của BA trong dự án mà yêu cầu về việc nghiệm thu sẽ khác nhau.
- Kiến thức về lĩnh vực kinh doanh: BA cần hiểu về lĩnh vực kinh doanh mà họ làm việc để có thể hiểu và áp dụng các yêu cầu và giải pháp phù hợp. Họ cần nắm vững các quy trình, quy định và thực tiễn của lĩnh vực đó.
- Hiểu biết về công nghệ thông tin: BA cần hiểu về công nghệ thông tin, các hệ thống và phần mềm liên quan đến dự án mà họ tham gia.
- Kỹ năng giao tiếp: do BA là cầu nối giữa kinh doanh và công nghệ nên BA phải có khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với các bên liên quan, bao gồm cả khách hàng, nhóm phát triển và các bộ phận khác trong tổ chức. Kỹ năng lắng nghe và trình bày thông tin một cách ngắn gọn, rõ ràng cũng rất quan trọng.

Điểm khác nhau của Digital BA và IT BA
Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt cơ bản giữa hai vị trí Digital BA và IT BA:
Digital BA | IT BA | |
Mục tiêu công việc | Digital BA tập trung vào việc tìm hiểu cách sử dụng công nghệ số để phát triển chiến lược kinh doanh và tăng cường trải nghiệm khách hàng | IT BA tập trung vào việc phát triển ứng dụng và các giải pháp công nghệ để giải quyết các vấn đề kinh doanh |
Phạm vi công việc | Digital BA làm việc với các bộ phận kinh doanh, marketing và các chuyên gia công nghệ để xác định các cơ hội kinh doanh mới và phát triển chiến lược kinh doanh số. | IT BA tập trung vào việc phân tích yêu cầu khách hàng và phát triển ứng dụng cho kinh doanh |
Kỹ năng | Digital BA cần có kỹ năng nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người dùng, phân tích dữ liệu, quản lý dự án và phát triển sản phẩm số. | IT BA cần có hiểu rõ về các phần mềm, hệ thống liên quan tới dự án họ tham gia và có kỹ năng phân tích và đề xuất giải pháp triển khai. |
Kết luận
Trong thực tế, tùy vào phạm vi dự án và cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp khác nhau, Business Analyst có thể kiêm luôn vai trò của Project Manager để quản lý dự án hoặc kiêm nhiệm vai trò Product Owner để xác định và sắp xếp ưu tiên các tính năng cần làm cho dự án hoặc các bạn IT BA sẽ kiêm luôn một số nhiệm vụ của Digital BA. Khi đó, các bạn BA cần bổ sung thêm một số kỹ năng khác để đáp ứng được yêu cầu công việc.
Đọc thêm về:
Digital Business Analyst – “Ngôi sao hy vọng” mới của doanh nghiệp