Nếu bạn đang tìm hiểu về vị trí Business Analyst và thắc mắc bạn cần chuẩn bị những kỹ năng và kinh nghiệm gì thì bài viết này dành cho bạn.
Các nhóm kỹ năng cần thiết đối với một BA mới vào nghề phải kể đến:
- Nhóm kỹ năng nền tảng
- Nhóm kỹ năng chuyên môn
- Nhóm kỹ năng mềm.
1. NHÓM KỸ NĂNG NỀN TẢNG CỦA MỘT BUSINESS ANALYST
Kỹ năng giao tiếp
BA phải là một người giỏi giao tiếp. Họ có thể tổ chức thành công các buổi họp không chỉ gặp mặt trực tiếp mà ngay cả các buổi họp trực tuyến, biết lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến cũng như biết cách đặt vấn đề để khai thác tối đa các nguồn thông tin trong buổi họp.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Không một dự án nào là không có vấn đề. Trên thực tế, toàn bộ dự án đã chính là một giải pháp cho một vấn đề. Business Analyst được xem như là người tạo điều kiện giúp mọi người nắm được thông tin chung về vấn đề, các giải pháp khả thi và xác định phạm vi của dự án. BA cũng là người hỗ trợ giải quyết các thách thức kỹ thuật, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh giữa bên kinh doanh và kỹ thuật.
Kỹ năng tư duy phản biện
BA là người chịu trách nhiệm đánh giá các lựa chọn trước khi cùng team giải quyết một vấn đề. Khi xác định được vấn đề cần giải quyết, BA cần lắng nghe nhu cầu của các bên liên quan đồng thời phải xem xét các nhu cầu đó và đặt câu hỏi thăm dò để hiểu rõ và nắm được nhu cầu thực sự. Đây cũng chính là lý do tư duy phản biện trở nên quan trọng với các BA.
2. NHÓM KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN CỦA MỘT BUSINESS ANALYST
Kỹ năng kết nối và chuẩn hóa tài liệu
Các kỹ thuật liên kết giúp BA nắm rõ và hiểu chính xác nhu cầu thực sự của các bên liên quan trong quá trình khám phá thông tin. Glossary và User Stories được coi là một trong các kỹ thuật để nắm bắt và truyền đạt thông tin liên quan đến yêu cầu với các bên liên quan.
BA cũng cần phải quản lý và lưu trữ được các tài liệu về dự án. Các yêu cầu, nội dung các cuộc họp, trao đổi, các tài liệu xoay quanh dự án đều cần được sắp xếp và tổ chức khoa học.
Kỹ năng phân tích
BA sử dụng rất nhiều kĩ thuật để phân tích vấn đề và giải pháp. Khi mới vào nghề, bạn sẽ phân tích vấn đề một cách tự nhiên. Nhưng khi có nhiều kinh nghiệm hơn bạn sẽ biết cách sử dụng các kĩ thuật để tiến hành phân tích và mổ xẻ vấn đề một cách hiệu quả hơn.
Với mỗi trường hợp, BA sẽ áp dụng các kĩ thuật phân tích phù hợp như:
- Business-Level: BA sẽ áp dụng các a textual model và visual model (flow diagram) để phân tích một quy trình kinh doanh.
- Software-level: usercase và wireframe được sử dụng để phân tích cách một phần mềm hỗ trợ quy trình kinh doanh.
- Information-level: BA sử dụng data modeling techniques như Mô hình quan hệ thực thể (ERD), data dictionary, data map, and system context diagram để hiểu dữ liệu và thông tin được lưu trữ và duy trì như thế nào.
Các công cụ hỗ trợ việc phân tích
Ngoài việc thành thạo các ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint, Business Analyst cần biết sử dụng một số công cụ khác: Công cụ để modeling như Visio hoặc Enterprise Architech; Công cụ để quản lý yêu cầu như DOORS hoặc Caliber; Công cụ để quản lý dự án như: Microsoft Project; Công cụ phân tích như: Power BI, Tablue,..
3. NHÓM KỸ NĂNG MỀM CẦN CÓ CỦA MỘT BUSINESS ANALYST
Kỹ năng xây dựng quan hệ
Đầu tiên và quan trọng nhất trong danh sách các kỹ năng mềm là kỹ năng xây dựng quan hệ, thường được gọi là quan hệ giữa các bên liên quan. Bên liên quan là bất cứ ai có đóng góp cho dự án của bạn và thường bạn sẽ làm việc với nhiều bên liên quan từ doanh nghiệp đến đội kỹ thuật.
Kỹ năng này liên quan đến việc xây dựng niềm tin và Business Analyst có vai trò lãnh đạo nhóm dự án để thu hẹp khoảng cách giữa các bên.
Kỹ năng tự quản lý công việc
BA không phải là người quản lý dự án, tuy nhiên việc tự quản lý công việc là một kỹ năng quan trọng với một người BA thành công. Ngoài ra, Business Analyst cũng cần trang bị thêm các kỹ năng như: kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lý rủi ro.
Kỹ năng “Thick Skin”
BA sẽ nhận được một loạt các phản hồi về tài liệu và các giải pháp đã được đề xuất. Để trở thành một BA thành công, bạn cần công tư phân minh, nghĩa là có khả năng tách biệt các phản hồi về tài liệu với các ý kiến về cá nhân bạn.
Kỹ năng đối mặt với “sự mơ hồ”
BA coi “sự mơ hồ” là kẻ thù không đội trời chung. Sự mơ hồ trong các yêu cầu kỹ thuật có thể dẫn đến những lỗ hổng không lường trước được. Sự mơ hồ trong cuộc trò chuyện có thể dẫn đến những xung đột không cần thiết. Ở mỗi giai đoạn của một dự án, nhiệm vụ của Business Analyst là làm rõ và giải quyết sự mơ hồ.
Tuy nhiên, khi bắt đầu một dự án, trước khi hiểu đầy đủ vấn đề và đưa ra giải pháp, một BA phải có khả năng nắm bắt sự mơ hồ và làm việc hiệu quả thông qua sự mơ hồ đó. Quản lý sự mơ hồ có nghĩa là nắm bắt được thông tin mới và tìm hiểu ngay khi nó xuất hiện.
Trên đây là những kỹ năng cần thiết nhất đối với một người mới bước chân vào nghề Business Analyst. Nếu bạn đang quan tâm đến nghề BA hoặc bạn đang làm việc với vai trò BA thì hãy trang bị cho mình các kỹ năng này ngày một nhuần nhuyễn nhé.
Nguồn: https://www.bridging-the-gap.com/business-analyst-skills-important/