Xây dựng báo cáo Power BI theo phương pháp DAR

Xây dựng báo cáo Power BI theo phương pháp DAR: Dashboard – Analysis – Reporting

Ngày đăng: 28/06/2023

Một báo cáo Power BI được sắp xếp khoa học, thông minh và đầy đủ sẽ giúp cho người dùng nắm bắt rõ ràng những nội dung mà chúng ta muốn truyền tải, từ đó sẽ có những quyết định đúng đắn. Khi một Data Analyst sử dụng công cụ Power BI để phân tích dữ liệu, họ thường sẽ đi theo tuần tự các bước bên dưới.

Quy trình làm việc với dữ liệu của Data Analyst
Bước tạo báo cáo trong quy trình làm việc với dữ liệu của Data Analyst

Nếu như các bước xử lý dữ liệu và tạo data model được xem có nền tảng cốt lõi của một quy trình phân tích dữ liệu thì cách chúng ta thiết kế báo cáo Power BI như thế nào cho hợp lý cũng là một vấn đề hết sức quan trọng.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số loại báo cáo thông thường, đồng thời cũng chia sẻ cách xây dựng báo cáo Power BI theo phương pháp DAR.

Tìm hiểu một số loại báo cáo Power BI phổ biến

Báo cáo Chiến lược (Strategic Reporting)

Báo cáo chiến lược tập trung vào các chiến lược, các số liệu dài hạn và các yếu tố tác động đến toàn doanh nghiệp. Thông thường các loại báo cáo này sẽ khá phức tạp và được sử dụng bởi quản lý cấp cao.

Báo cáo Chiến lược (Strategic Reporting) mẫu 2
Báo cáo Chiến lược (Strategic Reporting) mẫu 2

Báo cáo Vận hành (Operational Reporting)

Báo cáo vận hành sẽ mô tả, theo dõi và quản lý các chỉ số liên quan đến hoạt động theo thời gian trong một quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của báo cáo là hỗ trợ cho các phòng ban liên quan sử dụng để đưa ra các quyết định.

Báo cáo Vận hành (Operational Reporting) mẫu 1
Báo cáo Vận hành (Operational Reporting) mẫu 2

Báo cáo Phân tích (Analytical/Tactical Reporting)

Báo cáo Phân tích thường được các quản lý cấp trung sử dụng để theo dõi, giám sát hiệu suất kinh doanh, từ đó đưa ra các mục tiêu và đề xuất cho các chiến lược trong tương lai. Đây là loại báo cáo chứa nhiều chỉ số và chiều phân tích phức tạp với mục đích là tìm ra những insight giá trị cho doanh nghiệp.

Báo cáo Phân tích (Analytical/Tactical Reporting) mẫu 1
Báo cáo Phân tích (Analytical/Tactical Reporting) mẫu 2

Tìm hiểu cách xây dựng báo cáo Power BI theo phương pháp DAR

Trước khi xây dựng báo cáo Power BI

Hiểu rõ và liệt kê tất cả các yêu cầu của các bên liên quan (stakeholders).

Yêu cầu của báo cáo Power BI
Ví dụ về các yêu cầu của một báo cáo Power BI

Phác thảo trước bố cục của trang báo cáo, bạn có thể vẽ trên giấy các ý tưởng của mình. Mình sẽ gợi ý cho các bạn một số tips như sau nhé:

  • Các slicer nên đặt ở bên tay thuận theo vùng miền của bạn (ví dụ đa số người Việt Nam thuận tay phải thì nên đặt slicer ở phía bên phải để thuận tiện trong việc tương tác).
Tips thiết kế báo cáo Power BI 1
Tips thiết kế báo cáo Power BI 2
  • Hầu hết người xem báo cáo sẽ xem từ trái sang phải, từ cao xuống thấp. Vì vậy, bạn nên đặt các thông tin quan trọng ở vị trí phía trên và bên trái.
  • Kích thước của báo cáo không nên quá nhỏ hoặc quá to, cần được bao quát trong tầm mắt của người xem. Tốt nhất là bạn sử dụng tỷ lệ 16:9 như mặc định của Power BI.

Truyền tải nội dung theo phương pháp DAR

Sau khi chúng ta đã thu thập đầy đủ các yêu cầu và cũng đã lên được các bố cục cần thiết cho báo cáo Power BI, chúng ta cần suy nghĩ kỹ hơn về nội dung mà mình muốn truyền tải sẽ được sắp xếp như thế nào để dễ dàng tiếp cận người xem nhất.

Thông thường, con người sẽ có 2 hướng tiếp cận thông tin:

  1. Từ trên xuống (top-down)
  2. Từ dưới lên (bottom-up)

Top-down là hướng xử lý thông tin dựa vào kinh nghiệm từ quá khứ để đánh giá trải nghiệm hiện tại. Ví dụ, khi bạn mua một món đồ mới, bạn sẽ có khuynh hướng so sánh với các món đồ bạn từng sử dụng trong quá khứ và mặc dù bạn không biết nhiều về món đồ mới, bạn vẫn liệt kê ra được các đặc điểm cần phải xem xét khi mua món đồ mới này.

Ngược lại, bottom-up sẽ xử lý thông tin hoàn toàn dựa vào ấn tượng đầu tiên đối với một món đồ trước mắt. Bạn sẽ không để ý đến các đặc điểm cần thiết nữa mà chỉ quan tâm đến cảm nhận của mình như thiết kế, màu sắc…có phù hợp không?

Tương tự, nếu một người có hướng tiếp cận top-down, họ sẽ kỳ vọng một báo cáo sẽ có các thành phần cơ bản và hoạt động theo một cách có thể đoán trước được. Và với những người theo hướng bottom-up-những người chưa có trải nghiệm trong quá khứ, một báo cáo phù hợp sẽ được thiết kế sao cho họ có thể dễ dàng thao tác và trích xuất dữ liệu.

Vậy phương pháp DAR là gì và sẽ đáp ứng được các nhu cầu này như thế nào?

Trước hết, cụm từ DAR được hình thành từ 03 từ tiếng Anh là D-Dashboard; A-Analysis, R-Reporting. Phương pháp này bao gồm 3 bước chính: xây dựng trang Tổng quan (Dashboard), sau đó là các trang Phân tích (Analysis) và kết thúc bằng trang Báo cáo (Report). Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết các trang báo cáo Power BI này.

Phương pháp DAR là gì
Xây dựng báo cáo Power BI theo phương pháp DAR

D-DASHBOARD 

Dashboard là trang đầu tiên nên cũng là ấn tượng đầu tiên của người dùng khi xem báo cáo Power BI. Vì vậy, chúng ta cần đưa những thông tin quan trọng và cần thiết nhất trên trang này. Trang này sẽ cung cấp thông tin theo hướng tổng quan và ít thao tác nhất có thể. Có thể xem đây là một trang Mục lục trong cuốn sách, chỉ cần xem qua trang này là nắm được nội dung chính của báo cáo. Thông thường, trang Dashboard sẽ được các cấp lãnh đạo sử dụng nhiều hơn để nắm bắt được tình hình kinh doanh chung. 

Thiết kế trang Dashboard

Khi thiết kế trang Dashboard, chúng ta cần lưu ý các điểm sau đây:

  • Chỉ đưa ra những thông tin/KPIs quan trọng và tổng quan.
  • Không nên sử dụng quá nhiều các bộ lọc nhằm giảm thiểu các thao tác động trên dashboard.
  • Bố cục nên tập trung vào các thông tin quan trọng, các chỉ tiêu chính nên có kích thước lớn hơn và thu hút người xem. 

A-ANALYSIS

Trang tiếp theo là trang Phân tích (Analysis), trang này giúp người xem tìm hiểu kỹ hơn về dữ liệu cũng như đi tìm các câu trả lời mà họ thắc mắc khi xem Dashboard. Chính vì vậy, các trang Analysis là nơi người thiết kế cần đưa ra nhiều tùy chọn về bộ lọc, tooltips, drill-through, bookmark… để người dùng có thể dễ dàng tương tác. Ngoài ra, trang Phân tích cũng cần có cái nhìn đa chiều về dữ liệu.

Thông thường, chúng ta sẽ có nhiều trang Phân tích, mỗi trang sẽ thiết kế theo từng chủ đề chính như Doanh thu, Chi phí, Sản phẩm… Hãy lưu ý rằng quá trình hình thành nhận thức của người xem sẽ diễn ra trong giai đoạn này. Đây cũng là các trang dành cho những chuyên viên Phân tích dữ liệu hoặc các phòng ban liên quan sử dụng.

Lưu ý khi thiết kế trang Phân tích: 

  • Cung cấp nhiều tùy chọn tương tác cho người xem (filters/list box).
  • Mỗi trang Phân tích chỉ nên thể hiện một chủ đề.
  • Có thể thêm nhiều biểu đồ và bảng biểu chi tiết trong trang Phân tích để người xem có cái nhìn đa chiều.

R-REPORTING 

Các trang Reporting cung cấp các thông tin ở mức độ chi tiết nhất, đa phần được thể hiện bằng nhiều bảng biểu (Matrix Table) để người xem có thể đào sâu phân tích bằng cách sort hoặc lọc dữ liệu. Đây là giai đoạn nhận thức đầy đủ về dữ liệu và ra quyết định cụ thể.

Xây dựng báo cáo Power BI

Trên đây là một số gợi ý liên quan đến phần xây dựng báo cáo Power BI, hy vọng những “tips” này sẽ giúp các bạn có được những báo cáo giá trị và đáp ứng nhu cầu của người xem. Mời các bạn đón xem những thông tin bổ ích khác trên website của Datapot nhé.

Tham khảo các bài viết liên quan dưới đây:

Cách tạo báo cáo trên Power BI cho người mới bắt đầu

Tự học Power BI: 8 Mẹo sử dụng Power BI Dashboard hiệu quả

Power BI Lab 7: Thiết kế báo cáo trong Power BI – Phần 1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *