power bi trong doanh nghiệp

Power BI Day 5: Người dùng Power BI trong doanh nghiệp là ai?

Ngày đăng: 12/02/2022


Mình khá mông lung khi bắt đầu tìm hiểu về data, và đặc biệt là chưa rõ cách sử dụng data bằng Power BI trong công ty. Như câu tiêu đề, để tối ưu những công việc trong các dự án dữ liệu với Power BI thì một công ty cũng sẽ phân nhỏ người dùng Power BI thành nhiều dạng.

Người dùng Power BI trong doanh nghiệp

Thông thường, người dùng Power BI trong doanh nghiệp sẽ có một số dạng như sau:

 

  • Central model developers: Đây là nhóm người làm những công việc ban đầu với Power BI ở mọi tổ chức. Công việc chính là xây dựng mô hình dữ liệu được sử dụng bởi những nhóm khác, từ đó tạo nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng cho Self-service champions và Report visualizers.
  • Self-service champions: Là nhóm thực hiện cả hai công việc là visualization và có thể thực hiện những thao tác khác để đem những dữ liệu cần thiết khác vào trong mô hình bằng những tính toán dựa trên dữ liệu đã có.
  • Report visualizers: Những người ở dạng này sẽ thực hiện nhiều hơn những nhiệm vụ liên quan đến reports và visualizations để có thể biểu thị dữ liệu dễ dàng hơn theo quan điểm của họ hoặc theo những yêu cầu của managers. Tuy nhiên, thì nhóm này sẽ không có quyền để chỉnh sửa hay can thiệp vào data model.
  • End-users: là những người duyệt reports, nhưng không phải là người tạo hay sửa đổi reports. Công việc của họ chủ yếu là tạo filters, highlight hay drill through.

Chính bởi sự khác biệt về công việc mà những kỹ năng mà họ được đào tạo cũng có những điểm khác nhau rõ rệt.

  • Central model developers: Nhóm này sẽ được đào tạo sâu nhất về những thao tác với Power BI. Những chương trình đào tạo chuyên sâu về Query, DAX, hay có thể là cả M scripting, và chắc chắn là cả visualization sẽ được áp dụng. Nói đến đây, thì chắc các bạn cũng cảm thấy giống mình thì nhóm này nên có tư logic tốt để xử lý công việc một cách hiệu quả. Bên cạnh đó thì nhóm này cũng sẽ được nâng cao kiến thức về kiến trúc và quản trị. Do đó, thời gian đào tạo cho nhóm này khá dài.
  • Self-service champions: Vì nhóm này thường muốn xây dựng model của riêng họ, do đó họ sẽ cần học về modeling bên cạnh việc trực quan hóa (visualization). Cùng với đó, thì họ cũng cần biết về Query và DAX để có thể thêm những dữ liệu cần thiết bằng những calculations.
  • Report visualizers: Các thành viên trong nhóm này sẽ được tập trung đào tạo về trực quan hóa dữ liệu một cách tối ưu nhất bởi việc đào tạo về mô hình cho nhóm này không thực sự cần thiết. Do đó, thời gian để đào tạo sẽ là khá ngắn.
  • End-users: Thời gian đào tạo cho nhóm này sẽ là ngắn nhất bởi họ chỉ cần được đào tạo cách điều hướng trong ứng dụng và xem chi tiết các báo cáo hoặc tìm hiểu về chi tiết và nâng cao và một số cách để nhận hầu hết các báo cáo Power BI hiện có.

Nhưng có một câu hỏi đặt ra là tại sao không để một người biết toàn bộ quy trình trên? Có khá nhiều lý do giải thích cho vấn đề này như:

  • Tốn ngân sách đào tạo
  • Khó kiểm soát cách làm việc bởi những người đảm nhiệm có thể làm theo cách riêng của họ
  • Việc áp dụng Power BI có thể không thành công.
  • Nếu có quá nhiều vai trò thì sẽ dễ dẫn đến việc sao nhãng.

Cũng giống như việc chuyên môn hóa trong xã hội thì mình thấy việc chuyên môn hóa các phần trong Power BI là khá quan trọng. Tuy nhiên, đối với các công ty nhỏ, với khối lượng data không quá lớn cũng có thể chỉ có 2 types chính đó là Report Developers và End users với việc gộp chung ba nhóm nhỏ nhất thành một nhóm. (ảnh dưới)

 

Đối với các doanh nghiệp đã được đầu tư lớn hơn có thể có nhiều nhóm người dùng hơn.

 

Kết luận: Phân định rõ từng nhóm đối tượng sẽ giúp:

  • Doanh nghiệp xác định rõ nhu cầu nhân sự và cấu trúc nhân sự team BI và định hướng phát triển trong tương lai.
  • Các bạn theo đuổi mảng dữ liệu xác định rõ định hướng và mục tiêu học tập cùng với kế hoạch phát triển sự nghiệp.

Xem thêm: Power BI Day 6: Kỹ năng cần thiết của một Data Analyst

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *