Digital Business Analyst - “Ngôi sao hy vọng” của các doanh nghiệp

Digital Business Analyst – “Ngôi sao hy vọng” mới của các doanh nghiệp

Ngày đăng: 05/07/2023

Bối cảnh nghề nghiệp

Trong các doanh nghiệp, vị trí chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) có nhiệm vụ xác định các vấn đề của doanh nghiệp và nhu cầu kinh doanh để từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Đây là một vai trò đặc biệt phổ biến trong doanh nghiệp, họ là những người phải thực sự hiểu quy trình, sản phẩm dịch vụ và hướng đi mà công ty theo đuổi để đưa ra các giải pháp giúp công ty tăng trưởng nhanh chóng, nhất là trong giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, với sự chuyển dịch và yêu cầu ngày càng cao trong thời đại chuyển đổi số, các công ty đóng cửa ngày càng nhiều, các công ty sống sót buộc phải chuyển đổi từ các hệ thống cũ sang các ứng dụng các công nghệ mới để có thể đi trước đón đầu. Vì vậy, vị trí Business Analyst truyền thống không còn đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của các công ty nữa, họ bắt đầu tìm kiếm những “ngôi sao hy vọng” mới – Digital Business Analyst để có thể đồng hành và ứng phó cùng với các yêu cầu và thay đổi nhanh chóng trong kinh doanh của họ. 

Digital Business Analyst là ai?  

Họ là những người theo sát những thay đổi trong ứng dụng công nghệ của công ty. Nhiệm vụ của Digital Business Analyst: 

  • Liên tục thực hiện nghiên cứu thị trường (market research) để nhận diện thách thức và tìm kiếm cơ hội mới từ thị trường. 
  • Nghiên cứu người dùng (user research) để hiểu các pain point và nhu cầu thực sự của khách hàng, từ đó xác định các vấn đề công ty có thể cải thiện hoặc phát triển mới thông qua các giải pháp số. 
  • Làm việc cùng các cấp quản lý để sắp xếp ưu tiên công việc dựa trên chiến lược của công ty với những thách thức mà công ty gặp phải. Đặc biệt mọi phân tích và đánh giá của họ sẽ dựa trên số liệu mà họ thu thập được, giúp các cấp quản lý có đủ thông tin để ra quyết định. 
  • Xây dựng trải nghiệm khách hàng để tăng sự hài lòng của khách hàng và lợi thế cạnh tranh cho công ty. 
  • Đánh giá và xây giải pháp cho các nhiệm vụ cần làm. 
  • Phối hợp cùng team phát triển thực hiện giải pháp và quản lý dự án. 
  • Sau khi triển khai, liên tục theo dõi số liệu để đánh giá hiệu quả của các giải pháp số từ đó đưa ra các điều chỉnh phù hợp.  

Yêu cầu với vị trí Digital Business Analyst 

  • Hiểu sản phẩm, hiểu khách hàng và hiểu mục tiêu của doanh nghiệp để có thể đưa ra các ý tưởng cải tiến phù hợp. 
  • Hiểu công nghệ và luôn cập nhật các xu hướng mới của công nghệ để có thể hiểu cách thị trường đang chuyển dịch, đánh giá khả năng áp dụng của công nghệ mới vào doanh nghiệp để tìm ra các thách thức và cơ hội mới cho doanh nghiệp. 
  • Có khả năng quan sát và phân tích tốt để có thể nhận diện sớm những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải và đưa ra giải pháp phù hợp. 
  • Khả năng thích ứng linh hoạt với những thay đổi từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 
  • Khả năng nhận diện và quản trị rủi ro. 
  • Khả năng sử dụng dữ liệu để hỗ trợ việc quản trị hiệu quả sản phẩm, nhận diện, phân tích vấn đề và ra quyết định. 
  • Khả năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt. 
  • Khả năng đàm phán tốt. 

Điều gì làm nên sự khác biệt giữa Business Analyst truyền thống và Digital Business Analyst? 

Các vị trị Business Analyst truyền thống luôn hướng tới việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tìm ra các cơ hội phát triển trong các lĩnh vực của doanh nghiệp, từ hệ thống kỹ thuật, tài chính, nhân sự đến các nền tảng trao đổi thông tin. Họ thường sử dụng các cách thức giao tiếp như email, Zoom, Teams, Meet, điện thoại, v.v. 

Trong khi đó, các Digital Business Analyst tập trung hơn vào khía cạnh kỹ thuật số của công ty để chuẩn bị cho một tương lai mà công việc kinh doanh ngày càng phụ thuộc vào các nền tảng, công cụ kỹ thuật số.  

Nhìn lại sự thay đổi về Phương thức và nguồn thu thập dữ liệu để hiểu thị trường

Trước đây, phân tích nghiệp vụ được tiến hành bên trong doanh nghiệp, bao gồm: tổng hợp chỉ số tài chính, doanh số bán hàng, lợi nhuận phòng ban, khảo sát sự hài lòng khách hàng,… Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp đã tiếp cận tới nhiều nguồn dữ liệu giá trị từ bên ngoài hơn, như dữ liệu phân tích, khối lượng từ khóa trên công cụ tìm kiếm và các dữ liệu trực tuyến khác, khiến cho phạm vị của chiến lược kỹ thuật số đã chiếm một tỷ lệ lớn trong chiến lược kinh doanh tổng thể, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng đầu tư vào hoạt động phân tích nghiệp vụ trong khía cạnh này.

Ngoài ra, đại dịch COVID-19 cũng đã thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển đổi sang kỹ thuật số. Trong năm 2020, hàng triệu doanh nghiệp tạm thời đóng cửa các cửa hàng offline. Để tiếp tục liên lạc với nhân viên và khách hàng, các doanh nghiệp đã phải tận dụng các nền tảng kỹ thuật số. Theo Axios, số lượng doanh nghiệp có trang Facebook đã tăng gấp đôi từ năm 2019 đến năm 2021.  

Từ những sự thay đổi trên, nhu cầu tìm kiếm, phát triển đội ngũ Digital Business Analyts trong doanh nghiệp ngày càng tăng đáng kể. 

Vậy làm thế nào để trở thành một Digital Business Analyst? 

Nếu như bạn có mong muốn trở thành một Digital Business Analyst, bạn có thể bắt đầu với những đầu mục dưới đây (mang tính tham khảo). 

  1. Hoàn thành chương trình học Cử nhân chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Marketing, Công nghệ thông tin hay các ngành liên quan đến kinh tế hoặc công nghệ. 
  1. Cân nhắc hoàn thành một chương trình học Master of Business Administration (MBA). Chương trình này thường kéo dài 1-2 năm, vì vậy trong thời gian đó, bạn có thể tranh thủ bổ sung thêm các chứng chỉ liên quan khác để nâng cao cơ hội nghề nghiệp cho bản thân. 
  1. Xây dựng & củng cố bộ kỹ năng cần thiết dành cho Digital Business Analyst.
  1. Cân nhắc bổ sung một số Chứng chỉ như Certified Management Consultant (CMC), Chứng nhận Business A chuyên nghiệp ™ (CBAP®)Chứng nhận khả năng Business Analyst ™ (CCBA®),… 
  1. Bắt đầu tích lũy kinh nghiệm làm việc với vị trí Beginner Digital Business Analyst hoặc một vị trí liên quan mà bạn được trải nghiệm các công việc liên quan tới Phân tích dữ liệu, Marketing, Quản trị các kênh digital, Quản trị dự án,… 

Với tất cả những yếu tố nội tại trong công việc Digital Business Analyst và bên ngoài như bối cảnh thị trường, tình trạng các doanh nghiệp mà chúng mình đã nêu ở trên, Digital Business Analyst sẽ là một vị trí vô cùng “đắt đỏ” và sẽ trở thành xu hướng tuyển dụng trong thời gian tới. 

Để bắt đầu bước đi trên con đường của một Business Analyst, bạn có thể khởi đầu với khóa học Business Analyst từ cơ bản đến nâng cao tại Datapot với giảng viên Cao Thị Nhân – người có hơn 11 năm kinh nghiệm về Business Analysis, Business Solution, Quản lý dự án và Quản lý sản phẩm công nghệ. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *