Ở phần 1, chúng ta đã đi qua các bước để lấy dữ liệu và import dữ liệu từ Facebook Graph API vào Power Query để phục vụ cho việc phân tích, báo cáo hiệu quả fanpage trên Power BI. Trong phần này, chúng ta sẽ thực hành xây dựng data model và báo cáo trong Power BI sau khi đã import được dữ liệu vào Power Query.
Mục lục
Phần 2: Xây dựng data model và báo cáo trong Power BI
1. Xây dựng data model trong Power BI
Xây dựng data model là một bước cực kì quan trọng trong khi thực hiện báo cáo trên Power BI. Việc xây dựng một data model chuẩn sẽ giúp người dùng kiểm soát được hệ thống dữ liệu đầu vào và độ chính xác của dữ liệu khi thực hiện báo cáo.
Trong ví dụ này, sau khi transform đủ 3 bảng theo hướng dẫn tại phần 1, chúng ta thực hiện xây dựng data model cho bộ dữ liệu.
Tìm hiểu về cách tạo data model trên Power BI tại đây.

Một số lưu ý khi xây dựng data model
Lưu ý 1: Tìm hiểu rõ về dữ liệu trước khi xây dựng data model
Việc tìm hiểu dữ liệu giúp chúng ta có góc nhìn tổng quan về hệ thống dữ liệu, từ đó tìm ra những dữ liệu liên quan tới vấn đề cần giải quyết, đồng thời hiểu mối quan hệ giữa các dữ liệu đã có. Cần lên kế hoạch trước về các bảng và các trường trong bảng cần sử dụng, tìm hiểu về primary key, foreign key, mối quan hệ giữa các bảng,….
Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm online whiteboard để trực quan hóa mối quan hệ giữa các bảng trước khi bắt tay vào xây dựng data model.
Dưới đây là một ví dụ về trực quan hóa mối quan hệ bằng whiteboard, dựa trên dữ liệu từ ví dụ.

Lưu ý 2: Tạo relationship và quản lý relationship
Tiếp tục ví dụ, sau khi làm sạch dữ liệu trên power query, chúng ta có các bảng như sau:

Chúng ta có 2 bảng fact và 1 bảng dim. Bảng f_post có Primary key là post_id và chứa các trường dữ liệu về bài viết trên fanpage được lấy ra từ Facebook API. Bảng f_page có PK là id và chứa các trường dữ liệu về fanpage. Bảng d_page có PK là page_id, cùng một cột khác là tên của fanpage.
Chúng ta cần xác định được logic của mối quan hệ giữa các bảng này. Một fanpage chỉ có 1 page_id, và có nhiều post, nên sẽ có nhiều post_id. Vậy nên ta đặt relationship giữa f_post và d_page là n-1. Do chúng ta chỉ cần bộ lọc một chiều từ bảng d_page tới bảng f_post, nên chúng ta chọn cross filter direction là Single.

Chúng ta thấy rằng bảng f_page chứa thông tin của page theo dạng snapshot date, nghĩa là mỗi record là một ngày trong năm. Vì vậy relationship giữa bảng này và d_page cũng là n-1, và tương tự như trên chúng ta cũng chọn cross filter direction là Single.

Việc tạo relationship và cross filter direction không đúng logic sẽ dẫn đến việc sai số liệu khi thực hiện báo cáo. (Đọc về cách tạo relationship trong data model trên Power BI tại: https://datapot.vn/power-bi-day-22-tim-hieu-ve-cac-cach-tao-relationship-trong-data-model/)
Để nhìn được các chỉ số theo bộ lọc ngày tháng năm, chúng ta tạo 1 bảng d_date có chứa ngày/tháng/năm bằng hàm CALENDARAUTO và tạo relationship với các bảng f_page, f_post, như ví dụ trong hình sau:

Lưu ý 3: Đơn giản hóa tối đa data model
Đôi khi việc chia nhỏ dữ liệu thành các bảng sẽ dễ quan sát và tìm kiếm thông tin hơn, tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều bảng trong Power BI mà không hiểu hết dữ liệu hoặc tạo relationship và cross filter direction không cẩn thận rất dễ khiến chúng ta mất kiểm soát đối với hệ thống dữ liệu.
Trong ví dụ về bộ dữ liệu từ Facebook API, nếu như chúng ta chia dữ liệu thành nhiều bảng với tên gọi rõ ràng, data model sẽ được thể hiện như sau:

Tuy nhiên, đối với những người mới tiếp xúc với Power BI, việc có quá nhiều relationship và cross filter direction như hình trên rất dễ khiến chúng ta bối rối, thậm chí sai số liệu khi triển khai báo cáo mà không hiểu nguyên do.
Trên thực tế, những bảng dữ liệu trên có thể được rút gọn và gộp chung lại, tạo nên 1 data model đơn giản và hiệu quả như hình dưới đây.

2. Xây dựng báo cáo hiệu quả Fanpage bằng Power BI
Sau khi xây dựng model, chúng ta có thể bắt đầu xây dựng các chỉ số cần theo dõi và trực quan hóa dữ liệu.

Ví dụ: Chỉ số “Lượt thích trang” được tính toán từ cột page_fans, là một trong số những metrics chính đã được lựa chọn từ đầu bài hướng dẫn. Khi biểu diễn trên report, chúng ta có thể so sánh chỉ số hiện tại với các chỉ số từ tháng trước, quý trước, năm trước,… để quan sát sự thay đổi.
Chúng ta cũng có thể kết hợp thêm các metrics của post để đánh giá chất lượng của bài viết, thời điểm đăng bài, tỉ lệ CTR, loại bài viết,…
Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng các dữ liệu này để đánh giá tình hình thực hiện KPI của nhân sự quản lí fanpage.

Với bộ dữ liệu thu được từ Facebook Graph API này, chúng ta có thể phân tích được rất nhiều chỉ số khác nhau của Fanpage tùy vào mục tiêu của chúng ta. Hy vọng bạn đã nắm được các bước để xây dựng báo cáo Fanpage trên Power BI với dữ liệu từ Facebook Graph API.
Nếu bạn chưa hiểu cách sử dụng công cụ “thần kỳ” Power BI và lợi ích của việc ứng dụng Power BI vào công việc. Hãy tham khảo khóa học Power BI chuẩn Microsoft từ Datapot nhé!