Để tạo relationship trong Data Model giữa hai tables với nhau, chúng ta có thể sử dụng một trong hai cách:
Cách 1: Rất đơn giản là chúng ta sẽ kéo thả trường dữ liệu mà bạn muốn tạo liên kết giữa 2 bảng từ bảng này sang bảng kia. Khi này, liên kết sẽ tự động được tạo theo phân tích của Power BI.
Cách 2: Để có thể điều chỉnh liên kết cho phù hợp với những yêu cầu khi phân tích, chúng ta không nên sử dụng cách thứ nhất. Thay vào đó, tại giao diện của Manage Relationships, bạn chọn New.
Khi cửa sổ phía trên hiện ra, bạn có thể chọn hai bảng mà bạn muốn tạo mối liên kết, cũng như chọn trường liên kết. Thông thường, Power BI sẽ tự phân tích để tìm ra trường liên kết phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thay đổi, bạn có thể chọn trường liên kết để phù hợp với mục tiêu của liên kết.
Có 2 điều bạn cần quan tâm khi tạo liên kết: là type of relationship và direction.
Mình sẽ sử dụng mối quan hệ một chiều giữa bảng Resellers và bảng Sales hiện tại như hình dưới.
Ở bảng bên trái, mình sẽ lọc dữ liệu để tính tổng doanh thu của mỗi Reseller, bạn thấy kết quả sẽ được lọc từ bảng Resellers tới bảng Sales để đưa ra kết quả chính xác. Ở bảng bên phải, mình sẽ lọc số lượng Resellers có cung cấp mỗi một mã sản phẩm (ProductKey) nhất định, nghĩa là dữ liệu sẽ được lọc từ bảng Sales tới bảng Resellers. Dễ dàng nhận ra kết quả hiển thị tại tất cả các mã sản phẩm là như nhau và bằng tổng là 702. Chắc hẳn phải xảy ra lỗi gì ở đây.
Mình sẽ điều chỉnh liên kết thành 2 chiều như hình dưới đây:
Hãy kiểm tra lại xem kết quả hiển thị của bảng bên phải xem sự thay đổi của nó với khi mối quan hệ là một chiều.
Khi này, bạn sẽ thấy kết quả hiện ra là chính xác. Vậy nên, để không gặp những rắc rối khi phân tích thì khi tạo relationship trong Data Model giữa các bảng thì hãy chú ý để chiều lọc của các bảng để phù hợp với mục đích của bạn.