Cập nhật theo giáo trình mới nhất của Microsoft, ngày 13/09/2023.
Bài hướng dẫn Lab 3: Design a model in Power BI – Part 1 (Xây dựng Model trong Power BI – Phần 1) là một bài thực hành nằm trong chuỗi bài luyện tập Power BI của Microsoft. Mục tiêu của chuỗi bài này là giúp học viên hiểu về các bước xử lý dữ liệu và từ đó thiết kế báo cáo trong Power BI.
Xuyên suốt chuỗi bài này, chúng ta sẽ sử dụng bộ dữ liệu của công ty Adventure Works – một công ty sản xuất và kinh doanh đồ thể thao mạo hiểm đa quốc gia – để xây dựng một giải pháp Power BI cho công ty này.
Datapot khuyến khích học viên thực hành các bài lab theo thứ tự sau để củng cố các kĩ năng cơ bản một cách tốt nhất:
- Lab 1: Prepare Data in Power BI Desktop (Chuẩn bị dữ liệu trong Power BI Desktop)
- Lab 2: Load Transformed Data in Power BI Desktop (Làm sạch và chuyển đổi dữ liệu trong Power BI Desktop)
- Lab 3: Design a model in Power BI – Part 1 (Xây dựng Model trong Power BI – Phần 1)
- Lab 3 nâng cao: Design a model in Power BI – Part 2 (Xây dựng Model trong Power BI – Phần 2)
- Lab 4: Create DAX Calculations in Power BI Desktop (Tạo các phép tính DAX trong Power BI Desktop)
- Lab 5: Create Advanced DAX Calculations in Power BI Desktop (Tạo các phép tính DAX nâng cao trong Power BI Desktop)
- Lab 6: Design a report in Power BI Desktop – Part 1 (Thiết kế báo cáo trong Power BI Desktop – Phần 1)
- Lab 7: Design a report in Power BI Desktop – Part 2 (Thiết kế báo cáo trong Power BI Desktop – Phần 2)
- Lab 8: Perform Advanced Analytics with AI Visuals (Phân tích nâng cao với biểu đồ AI)
- Lab 9: Create a Power BI Dashboard (Tạo dashboard trên Power BI)
- Lab 10: Enforce Row-Level Security (Cài đặt Row-Level Security)
Mục lục
Chuẩn bị trước khi thực hành
Để bắt đầu thực hành chuỗi bài Lab này, chúng ta cần chuẩn bị:
- Cài đặt Power BI Desktop – Hướng dẫn cài đặt Power BI Desktop – YouTube
- Database AdventureWorksDW2020 (Kết nối với SQL Server)
- 2 file ColorFormats.csv và ResellerSalesTargets.csv
Đối với học viên của Datapot, các bạn đã được cung cấp thông tin để kết nối đến SQL Server có chứa dataset AdventureWorksDW2020 và link download file. Các bạn đã đủ công cụ để bắt đầu thực hành 11 bài Lab.
Trong trường hợp tự thực hành, các bạn cần:
- Cài đặt SQL Server và SQL Server Management Studio
- Tải file dữ liệu (đuôi .bak) và 2 file ColorFormats.csv và ResellerSalesTargets.csv tại https://github.com/MicrosoftLearning/PL-300-Microsoft-Power-BI-Data-Analyst/raw/Main/AllfilesDownload.zip
- Restore file .bak – Xem hướng dẫn tại đây.
Sau khi hoàn thành, các bạn sẽ sử dụng server name để kết nối với Power BI Desktop:

Mục tiêu của bài Lab 3
Trong lab này, chúng ta sẽ bắt đầu phát triển mô hình dữ liệu (data model), bao gồm tạo quan hệ giữa các bảng, thiết lập các thuộc tính bảng và cột để cải thiện và nâng cao tính thân thiện, dễ dùng của mô hình. Bạn cũng sẽ tạo các cây phân cấp (hierarchy) và các phép tính nhanh (quick measure).
Chuẩn bị
Trong Power BI Desktop, chọn biểu tượng Model view (giao diện xem mô hình) ở phía bên trái màn hình.
Nếu bạn không nhìn thấy đầy đủ các bảng trong màn hình, lăn chuột sang phải hoặc xuống dưới, sau đó kéo thả các bảng và sắp xếp chúng gần nhau hơn để bạn có thể quan sát chúng cùng lúc.
Mẹo: Bạn có thể sử dụng thanh zoom để phóng to, thu nhỏ cho phù hợp với tầm quan sát của bạn.Thông thường, khi tải dữ liệu vào trong mô hình, Power BI Desktop sẽ tự nhận diện các quan hệ mà nó cho là có lienen quan. Tuy nhiên, ở đây, bạn sẽ thấy các bảng chưa được nối với nhau bằng quan hệ nào, bởi vì trong lab trước (Prepare Data in Power BI Desktop), bạn đã bỏ tùy chọn tải dữ liệu vào trong data model.
Để quay trở lại Report view (giao diện xem báo cáo), chọn biểu tượng Report view ở phía bên trái màn hình.

Hướng dẫn cách xây dựng data relationships trong Power BI
Hướng dẫn bằng Video:
Hướng dẫn từng bước:
Bài tập 1: Tạo các quan hệ trong mô hình
Task 1: Tạo một biểu đồ dạng bảng trong Report view
- Trong ngăn Fields, trong bảng Product, chọn trường Category. (từ đây chúng ta sẽ sử dụng Product |Category, nghĩa là trường Category trong bảng Product)
- Thêm một cột vào bảng bằng cách chọn trường Sales | Sales.

Bạn sẽ thấy rằng trong bảng có 4 danh mục sản phẩm với con số cho sales là như nhau và bằng với tổng (total). Nguyên nhân ở đây là do dữ liệu của bạn được lấy từ hai bảng khác nhau mà chưa có bất kỳ mối quan hệ nào, do đó bảng Sales không được lọc theo Product Category. Bây giờ, chúng ta sẽ tạo mối quan hệ giữa hai bảng này.
Task 2: Tạo quan hệ giữa hai bảng Product và Sales
- Trên thẻ Modeling, trong nhóm Relationships, chọn Manage Relationships.

- Trong cửa sổ Manage Relationships, chú ý rằng chưa có mối quan hệ nào được định nghĩa. Để tạo mới một quan hệ, chọn New.

- Trong cửa sổ Create Relationship, trong danh sách thả xuống đầu tiên, chọn bảng Product, trong danh sách thả xuống thứ hai, chọn bảng Sales.


- Chú ý:
- Cả hai bảng đều chọn cột ProductKey.
- Trong danh sách thả xuống Cardinality, giá trị One To Many (1:*) được lựa chọn.
- Trong danh sách thả xuống Cross Filter Direction, chọn Single.
- Hộp Make This Relationship Active đã được tick chọn.
- Chọn OK. Sau đó đóng cửa sổ Manage Relationships.
- Trong báo cáo, biểu đồ dạng bảng đã cập nhật để thể hiện doanh số bán hàng tương ứng với từng danh mục sản phẩm.

- Chuyển sang Model view, hãy chú ý rằng đã có một đường nối giữa hai bảng Sales và Product.

Một cách khác để tạo mối quan hệ:
Bạn có thể tạo mối quan hệ giữa hai bảng Reseller và Sales bằng cách kéo từ cột ResellerKey trong bảng Reseller đến cột ResellerKey trong bảng Sales.

Task 3: Tạo hai mối quan hệ cho các bảng còn lại:
Thực hiện các thao tác tương tự để tạo các quan hệ như sau:
- Region | SalesTerritoryKey và Sales | SalesTerritoryKey
- Salesperson | EmployeeKey và Sales | EmployeeKey
Kết quả mô hình bạn tạo được như sau:

Bài tập 2: Thiết lập cấu trúc các bảng
(Tất cả các task đều thực hiện trong Model view)
Task 1: Thiết lập cấu trúc bảng Product
- Trong Model view, ngăn Fields, mở rộng bảng Product.
- Tạo hierarchy (cây phân cấp) cho bảng dim:
- Click chuột phải vào cột Category và chọn Create Hierarchy.

- Trong ngăn Properties, trong hộp Name, thay tên là Products.

- Để thêm level 2 vào cây phân cấp, trong ngăn Properties trong danh sách thả xuống của Hierarchy, chọn Subcategory.
- Để thêm level 3 vào cây phân cấp, trong ngăn Properties trong danh sách thả xuống của Hierarchy, chọn Product.
- Cuối cùng, chọn Apply Level Changes.

Tip: Đừng quên nhấn vào Apply Level Changes—rất nhiều bạn đã bỏ qua bước này và kết quả cây phân cấp sẽ không được lưu.
Kết quả:

- Tổ chức các cột vào trong một folder:
- Trong ngăn Fields chọn Background Color Format và Font Color Format bằng cách giữ phím Ctrl.
- Trong ngăn Properties, trong hộp Display Folder, điền giá trị Formatting.

- Trong ngăn Field, chú ý rằng hai cột trên đã được di chuyển vào bên trong folder Formatting.

Task 2: Thiết lập cấu trúc bảng Region
- Tạo một cây phân cấp mới tên là Regions gồm 3 level như sau:
- Group
- Country
- Region

- Thay đổi các thuộc tính các trường trong bảng:
- Chọn cột Country (Không phải cột Country trong cây phân cấp Regions).
- Trong ngăn Properties mở rộng phần Advanced ở cuối. Sau đó, trong danh sách thả xuống của Data Category chọn Country/Region.

Task 3: Thiết lập cấu trúc bảng Reseller
- Tạo một cây phân cấp tên là Resellers, với hai level sau:
- Business Type
- Reseller
- Tạo một cây phân cấp tên là Geography, với 4 levels sau:
- Country-Region
- State-Province
- City
- Reseller
- Phân loại ba cột sau đây (hộp Data Category trong ngăn Advanced Section of Properties)
- Country-Region là Country/Region
- State-Province là State or Province
- City là City
Task 4: Thiết lập cấu trúc bảng Sales
- Chọn cột Cost, trong ngăn Properties, ở hộp Description, nhập vào dòng mô tả: Based on standard cost.

- Chọn cột Quantity. Trong ngăn Properties, trong phần Formatting, kéo xuống đến Thousands Separator và chọn bật On.

- Chọn cột Unit Price
- Trong ngăn Properties trong phần Formatting kéo xuống phần Decimal Places và đặt là 2.
- Trong nhóm Advanced trong danh sách thả xuống của Summarize By chọn Average.

Task 5: Cập nhật đặc điểm của nhiều cột cùng lúc
Ẩn cùng lúc nhiều cột
- Chọn 13 cột dưới đây bằng cách giữ phím Ctrl và chọn:
- Product | ProductKey
- Region | SalesTerritoryKey
- Reseller | ResellerKey
- Sales | EmployeeKey
- Sales | ResellerKey
- Sales | SalesOrderNumber
- Sales | SalesTerritoryKey
- Salesperson | EmployeeID
- Salesperson | EmployeeKey
- Salesperson | UPN
- SalespersonRegion | EmployeeKey
- SalespersonRegion | SalesTerritoryKey
- Targets | EmployeeID
- Trong ngăn Properties đặt Is Hidden là On.

Định dạng cùng lúc nhiều cột
- Chọn ba cột sau:
- Product | Standard Cost
- Sales | Cost
- Sales | Sales
- Trong ngăn Properties, trong phần Formatting đặt Decimal Places thành 0 (0 chữ số sau dấu thập phân).

Bài tập 3: Tạo quick measures
Tạo ra hai measure sau bằng tính năng “Quick measure” của Power BI.
- Profit (lợi nhuận)
- Profit margin (biên lợi nhuận)
Quay trở lại Report view.
Tạo measure Profit:
- Trong ngăn Fields, click chuột phải vào bảng Sales, chọn New Quick Measure.

- Trong cửa sổ QuickMeasures trong danh sách thả xuống của Calculation trong nhóm Methematical Operation, chọn Subtraction (phép trừ)

- Trong cửa sổ Quick measures ngăn Fields, mở rộng bảng Sales. Kéo trường Sales vào hộp Base Value và kéo trường Cost vào hộp Value to Subtract.

- Sau đó chọn Add, và kiểm tra lại trong bảng Sales đã có thêm quick measure của bạn.

- Đổi tên measure bằng cách click chuột phải vào measure đó, chọn Rename và đổi tên thành Profit, sau đó nhấn Enter. (hoặc click đúp chuột vào measure để đổi tên)

Tạo measure Profit Margin:
- Thêm một quick measure theo hướng dẫn sau đây:
- Sử dụng phép tính Division (phép chia).
- Đặt Numerator là trường Sales | Profit.
- Đặt Denominator là trường Sales | Sales.
- Đổi tên measure thành Profit Margin.


- (Định dạng measure) Chọn measure Profit Margin, trong thẻ Measure Tools trên thanh ribbon, đặt định dạng Percentage, với hai chữ số sau số thập phân.

Kiểm tra các measures sau:
- Chọn biểu đồ dạng bảng trong báo cáo, trong ngăn Fields, chọn hai measure là Profit và Profit Margin.

- Hãy chắc chắn rằng các measure mang lại kết quả hợp lý với định dạng đúng của nó.

Cuối cùng, lưu file Power BI Desktop.
Xem ngay phần tiếp theo tại: Lab 3 nâng cao: Design a model in Power BI – Part 2 (Xây dựng Model trong Power BI – Phần 2)
Chuỗi bài hướng dẫn thực hành Power BI PL300 Lab: https://datapot.vn/category/power-bi/power-bi-pl300-lab-video/