Khi xây dựng và trình bày báo cáo trên Power BI, chúng ta có thể tạo ra nhiều chỉ số có ý nghĩa và góc nhìn khác nhau để người xem có thể nhìn vào đó và đánh giá toàn diện hơn.
Tuy nhiên, việc nhồi nhét quá nhiều chỉ số hoặc dữ liệu được thể hiện bằng cùng 1 loại visual trên cùng 1 trang báo cáo sẽ khiến cho báo cáo trở nên rối rắm, chiếm nhiều không gian và cảm giác lặp đi lặp lại gây nhàm chán cho người xem. Sử dụng tùy chọn Fieds Parameters trên Power BI là một giải pháp hữu ích để xử lý vấn đề này. Đây là một tính năng mới được Power BI update vào tháng 5 năm 2022.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng khám phá lúc nào chúng ta nên sử dụng, cách triển khai chúng và các hạn chế khi sử dụng tùy chọn Fields trên Parameter.
Giới thiệu
Tính năng Fields Parameters là một tính năng cho phép người dùng có thể tự do lựa chọn các cột hoặc các hàm tùy theo mong muốn của người dùng để tạo ra các visual linh hoạt. Hình ảnh minh họa dưới đây:
Lưu ý: Để sử dụng tính năng Field Paramaters, bạn phải bật chế độ Field Parameters trong Power BI ở phần Options / Global / Preview Features / Field parameters. Nếu bạn không bật chế độ, các ví dụ trong bài viết không thực hiện được.

Numeric rage: Nếu cái tên tính năng này còn lạ lẫm với mọi người, chắc nhiều người còn nhớ tính năng What-if parmater xuất hiện ở trên các bản Power BI cũ. Trong bản update tháng 5 năm 2022, Microsoft đã đổi tên tính năng What if paramter thành tùy chọn Numeric range trong phần New Parameter. Với cách sử dụng và ứng dụng vẫn giữ nguyên, người dùng có thể sử dụng tính năng này đối với các trường hợp yêu cầu tính toán Scenario analysis (tính toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận thay đổi theo tỷ lệ % lựa chọn) hoặc các bài toán tính hoa hồng cho nhân viên,….
Field: là phần mới mà Power BI tập trung update vào tháng 5 năm 2022. Với việc tạo ra 1 bảng, trong đó có 1 cột là tên column dimension hoặc measures và 1 cột khác là STT của cột. Các cột này sẽ được sử dụng trong các visual hoặc với các biểu thức DAX để giúp người tự do thay đổi nội dung báo cáo theo mong muốn của mình. Trong bài viết hôm nay mình sẽ tập trung vào phần này.
Minh họa cách sử dụng tính năng Field trong Parameter
Giả sử chúng ta có một bảng báo cáo gồm nhiều bảng dữ liệu. Trong đó:
- FACT_SalesOrderDetail
- DIM_SalesTerritory
- DIM_SalesPerson
- DIM_Product
- DIM_Date
Các bảng Dim có relationship one-many với bảng Fact thông qua các cột ID của từng bảng dữ liệu.
Để sử dụng Parameter, đầu tiên bạn đi vào phần “Modeling” và chọn “New Parameter”, rồi chọn “Fields“.

Đến đây, chúng ta sẽ tới 2 ví dụ lần lượt về tạo dynamic dimension và dynamic measures để mọi người nắm được cách thực hiện
1. Tạo dynamic dimension:
Mục tiêu: Taọ ra một visual cho phép người dùng có thể xem doanh thu theo góc nhìn màu sắc (Product[Color]) hoặc theo khu vực bán hàng (Sales Territory[Name]) tùy theo lựa chọn của khách hàng.


Bước 1: Vào phần “Modeling” và chọn “New Parameter”, rồi chọn “Fields“.
Ở mục name: đặt tên bảng là “_Dynamic Dimension”
Ở mục add and reorder fields: lần lượt chọn 2 columns là màu sắc (Product[Color]) và khu vực bán hàng (Sales Territory[Name])

Sau khi bấm create, Power BI đã tự động tạo ra 2 thứ:
- 1 bảng table _Dynamic Dimension với thông tin như bên dưới (Mọi người lưu ý cú pháp mà Power BI tạo tự động bảng cho chúng ta – rất nhiều tình huống chúng ta có thể tự xây dựng bảng tương tự)
Lưu ý: Bảng _Dynamic Dimension sẽ không cần tạo relationship với các bảng khác trong data model.

- 1 slicer Parameter tự động với 2 lựa chọn là (Product[Color]) và khu vực bán hàng (Sales Territory[Name])

Bước 2: Tạo hàm tính tổng doanh thu:

Bước 3: Thể hiện thông tin trên biểu đồ
Sử dụng biểu độ clustered column chart để trình bày bảng biểu với X-asis là Dimension vừa tạo và Y-asis là hàm Tổng doanh thu.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể điều chỉnh format của slicer tự động Parameter cho dễ nhìn hơn.

Kết quả: Chúng ta đã có được một biểu đồ dạng cột thể hiện doanh thu theo 2 chiều thông tin là màu sắc (Color) và khu vực bán hàng (Territory).

2. Tạo dynamic measures:
Mục tiêu: Tạo ra một visual cho phép người sử dụng có thể xem doanh thu theo giá trị hoặc theo tỷ lệ % tùy theo lựa chọn của người sử dụng


Bước 1: Xây dựng 2 biểu thức DAX tính toán doanh thu và doanh thu theo %


Bước 2: Vào phần “Modeling” và chọn “New Parameter”, rồi chọn “Fields“.
Ở phần name: đặt tên bảng là “_Dynamic Measures”
Ở mục add and reorder fields: lần lượt chọn 2 measures là tổng doanh thu vs tổng doanh thu %

Sau khi bấm create, Power BI đã tự động tạo ra 2 thứ:
- 1 bảng table _Dynamic Measures với thông tin và nội dung bảng như bên dưới
Lưu ý: Bảng _Dynamic Measures không cần tạo relationship với các bảng khác trong data model.

- 1 slicer Parameter được tạo tự động với 2 lựa chọn là Tổng doanh thu và Tổng doanh thu (%)

Chúng ta cũng có thể điều chỉnh format của slicer tự động Parameter cho dễ nhìn hơn.

Bước 3: Thể hiện thông tin trên biểu đồ
Sử dụng biểu đồ table để trình bày báo cáo với 2 columns lần lượt là Dimension (được tạo ở ví dụ phía trên) và Parameter

Kết quả: Chúng ta đã tạo được một biểu đồ dạng bảng có thể linh hoạt chuyển đổi tùy theo mong muốn xem doanh thu theo giá trị hay xem theo tỷ lệ %.

File Power BI mẫu
Dưới đây là một số mẫu biểu đồ sử dụng Field Parameters trên Power BI để các bạn tham khảo.
Tổng kết
Nếu kết hợp sử dụng cả dynamic measures và dynami dimension, chúng ta có thể rút gọn từ 4 biểu đố trở thành 1 biểu đồ với 2 slicer. Như bảng dưới chúng ta có thể thấy việc này giảm thiểu rất nhiều không gian, tránh người đọc phải rối răm với từng loại biểu đồ hoặc khi cần nâng cấp hay thay thế biểu đồ, chúng ta cũng có thể dễ dàng update.
Tuy nhiên, mọi người nên lưu ý, nếu chỉ cần so sánh song song cùng lúc 2 cột hay 2 biểu thức đơn giản thì chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các biểu đồ gồm 2 cột, hoặc biểu đồ với cả cột và đường để so sánh, không nhất thiết phải sử dụng dynamic dimension hay dynamic measures cho phức tạp. Hãy sử dụng công cụ phù hợp nhất để thể hiện mục đích muốn trình bày báo cáo của mình.
Nguồn: Vũ Trọng Quang
- Tham gia group ôn thi PL-300/DA-100 tại: https://www.facebook.com/groups/da100vn
- Chuỗi Video Hướng dẫn thực hành Lab và sử dụng các tài nguyên của Microsoft: https://www.youtube.com/c/Datapotvn/videos
- Update tài nguyên từ Microsoft, DA-100 exam questions và exam topics tại Fanpage của Datapot: https://www.facebook.com/DatapotAnalytics/
Với các bạn mới bắt đầu tìm hiểu Power BI & mong muốn ứng dụng Power BI trong công việc, hãy tham khảo khóa học PL-300: Microsoft Power BI Data Analyst từ Datapot.
Được thiết kế và giảng dạy bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm làm việc và đào tạo trong ngành dữ liệu, được triển khai tại các doanh nghiệp như Unilever, SHB, MB Life Ageas,.., khóa học sẽ mang đến cho bạn những kiến thức và kỹ năng thực tiễn nhất.