Lab 6: Design a report in Power BI Desktop – Part 1 (Thiết kế báo cáo trong Power BI Desktop – Phần 1) 

Power BI Lab 6: Thiết kế báo cáo trong Power BI – Phần 1

Ngày đăng: 06/05/2022

Cập nhật theo giáo trình mới nhất của Microsoft, ngày 14/09/2023.

Bài hướng dẫn Lab 6: Design a report in Power BI Desktop – Part 1 (Thiết kế báo cáo trong Power BI Desktop – Phần 1) là một bài thực hành nằm trong chuỗi bài luyện tập Power BI của Microsoft. Mục tiêu của chuỗi bài này là giúp học viên hiểu về các bước xử lý dữ liệu và từ đó thiết kế báo cáo trong Power BI.  

Xuyên suốt chuỗi bài này, chúng ta sẽ sử dụng bộ dữ liệu của công ty Adventure Works – một công ty sản xuất và kinh doanh đồ thể thao mạo hiểm đa quốc gia – để xây dựng một giải pháp Power BI cho công ty này.  

Datapot khuyến khích học viên thực hành các bài lab theo thứ tự sau để củng cố các kĩ năng cơ bản một cách tốt nhất: 

  • Lab 1: Prepare Data in Power BI Desktop (Chuẩn bị dữ liệu trong Power BI Desktop) 
  • Lab 2: Load Transformed Data in Power BI Desktop (Làm sạch và chuyển đổi dữ liệu trong Power BI Desktop) 
  • Lab 3: Design a model in Power BI – Part 1 (Xây dựng Model trong Power BI – Phần 1) 
  • Lab 3 nâng cao:  Design a model in Power BI – Part 2 (Xây dựng Model trong Power BI – Phần 2) 
  • Lab 4: Create DAX Calculations in Power BI Desktop (Tạo các phép tính DAX trong Power BI Desktop) 
  • Lab 5: Create Advanced DAX Calculations in Power BI Desktop (Tạo các phép tính DAX nâng cao trong Power BI Desktop) 
  • Lab 6: Design a report in Power BI Desktop – Part 1 (Thiết kế báo cáo trong Power BI Desktop – Phần 1) 
  • Lab 7: Design a report in Power BI Desktop – Part 2 (Thiết kế báo cáo trong Power BI Desktop – Phần 2)
  • Lab 8: Perform Advanced Analytics with AI Visuals (Phân tích nâng cao với biểu đồ AI)
  • Lab 9: Create a Power BI Dashboard (Tạo dashboard trên Power BI) 
  • Lab 10: Enforce Row-Level Security (Cài đặt Row-Level Security) 

Chuẩn bị trước khi thực hành 

Để bắt đầu thực hành chuỗi bài Lab này, chúng ta cần chuẩn bị:  

Đối với học viên của Datapot, các bạn đã được cung cấp thông tin để kết nối đến SQL Server có chứa dataset AdventureWorksDW2020 và link download file. Các bạn đã đủ công cụ để bắt đầu thực hành 11 bài Lab.

Trong trường hợp tự thực hành, các bạn cần: 

Sau khi hoàn thành, các bạn sẽ sử dụng server name để kết nối với Power BI Desktop: 

Mục tiêu của bài Lab 6

Kết thúc bài thực hành, bạn sẽ có thể: 

  • Thiết kế một báo cáo 
  • Thiết lập các thuộc tính và định dạng cho các biểu đồ (visual)  

Hướng dẫn thực hành

Hướng dẫn bằng Video:

Hướng dẫn từng bước:

Task 1: Chuẩn bị – Đăng nhập Power BI  

Chúng ta sẽ thực hành task 1 trong thiết kế báo cáo trong Power BI như sau: 

  1. Mở trình duyệt web, mở trang https://app.powerbi.com/ 
  1. Nhập email vào ô email và nhấn Gửi
  1. Nhập thông tin email và password để đăng nhập vào microsoft login. 
  1. Hoàn thành việc đăng nhập và tắt trình duyệt web. 

Task 2: Thiết kế trang báo cáo đầu tiên 

Trong task tạo báo cáo trong Power BI này, chúng ta sẽ cùng nhau tạo trang báo cáo đầu tiên. Kết quả mà bạn nhận được sẽ gần giống với trang báo cáo mẫu dưới đây: 

  1. Để đổi tên trang báo cáo, trong Power BI Desktop, ở góc dưới bên trái, click chuột phải vào Page 1, sau đó chọn Rename. Nhập tên mới và nhấn Enter để đổi tên trang. 

Tip: Một cách khác để đổi tên trang là click đúp chuột vào tên trang đó và đổi tên.  

  1. Để thêm một ảnh vào trang báo cáo, trên thanh ribbon, thẻ Insert, trong nhóm Elements chọn Image.  
  1. Trong cửa sổ Open điều hướng đến folder mà bạn lưu ảnh cần chèn. 
  1. Chọn file ảnh AdventureWorksLogo.jpg và chọn Open
  1. Kéo ảnh vào vị trí mà bạn mong muốn (ở đây, chúng ta để logo công ty ở góc trên cùng bên trái), đồng thời kéo thả các cạnh để đổi kích cỡ ảnh cho phù hợp. 
  1. Để thêm một slicer, trước hết, bỏ chọn ảnh mà bạn vừa chèn vào bằng cách click ra khoảng không gian trống trong trang báo cáo.  
  1. Trong ngăn Fields chọn trường Date | Year (nghĩa là trường Year trong bảng Date). Bạn sẽ thấy một bản mới được thêm vào trang báo cáo trong đó thể hiện các giá trị năm. 
  1. Để chuyển từ bảng về slicer, trong ngăn Visualizations chọn Slicer.  
  1. Để chuyển slicer từ dạng danh sách (list) sang dạng thả xuống (dropdown), nhấn chọn slicer, tìm đến thẻ Format trong cửa sổ Visualizations, trong thẻ visual, mở rộng phần Slicer Settings, trong phần thanh cuộn Style chọn Dropdown
  1. Kéo thả để thay đổi và kích thước của slicer sao cho slicer có chiều rộng bằng với chiều rộng của ảnh mới thêm vừa rồi. 
  1. Để chọn một năm nào đó trong slicer Year, bạn mở danh sách thả xuống và chọn FY2020, sau đó đóng danh sách thả xuống. Khi đó, trang báo cáo của bạn sẽ tự động được lọc theo năm FY2020. 
  1. Để tạo slicer thứ hai, trước hết bỏ chọn slicer Year vừa tạo bằng cách nhấn ra ngoài. Sau đó, thực hiện tương tự như trên để tạo slicer từ trường Region | Region (không phải trường Region trong cây phân cấp).  
  1. Để dạng slicer là danh sách (list), sau đó căn chỉnh kích thước và vị trí cho phù hợp. 
  1. Để định dạng slicer, dưới ngăn Visualizations mở hộp Format
  1. Mở rộng nhóm Selection Controls
  1. Đặt chế độ Show “Select All” Option thành On. 
  1. Trong slicer Region chú ý rằng lựa chọn đầu tiên trong danh sách chọn bây giờ là Select All.  
  1. Bỏ chọn slicer.  
  1. Để thêm một biểu đồ vào trang báo cáo, trong ngăn Visualizations, click chọn loại biểu đồ kết hợp đường và cột ghép - Line and Stacked Column Chart.  
  1. Thay đổi kích cỡ và vị trí biểu đồ như sau: 
  1. Kéo thả các trường sau vào biểu đồ:   
  • Date | Month  
  • Sales | Sales  
  1. Kéo trường Sales | Profit Margin vào phần Line Values.  
  1. Chú ý rằng biểu đồ chỉ có 11 tháng.  Giải thích: tháng cuối cùng của năm tài chính (tháng 6/2020 theo lịch dương) không có giá trị nào cả. Vì thế, mặc định là biểu đồ bỏ đi các giá trị BLANK. Chúng ta sẽ xử lý nó ngay sau đây.  
  1. Trong phần Field của ngăn Visual, trong phần Shared Axis, click vào mũi tên thả xuống của trường Month và chọn Show Items With No Data. 
  1. Chú ý rằng bây giờ tháng 6/2020 đã xuất hiện và không có giá trị hiển thị. 
  1.  Tiếp tục thêm vào báo cáo bản đồ bằng cách trong ngăn Visualization chọn Stacked Column Chart. 
  1. Điều chỉnh kích cỡ và vị trí của bản đồ như sau: 
  1. Thêm các trường vào các mục tương ứng của biểu đồ như sau:  
  • X-axis: Region | Country 
  • Y-axis: Sales | Sales 
  • Legend: Product | Category 
  1. Thêm một biểu đồ cột ngang vào báo cáo: trong ngăn Visualizations click chọn dạng biểu đồ Stacked Bar Chart.
  1. Điều chỉnh kích cỡ và vị trí của biểu đồ để vừa với phần còn lại trên trang báo cáo.  
  1. Thêm các trường vào các mục tương ứng của biểu đồ như sau:  
  • Axis: Product | Category  
  • Value: Sales | Quantity 
  1. Để định dạng biểu đồ, mở ngăn Format. Mở rộng nhóm Data Colors  sau đó đặt Default Color thành màu phù hợp.   
  1. Đặt  Data Labels thành On.   
  1. Lưu file Power BI Desktop.   

Đến đây chúng ta đã hoàn thành việc thiết kế trang báo cáo đầu tiên.  

Task 3: Thiết kế trang báo cáo thứ hai

Với task tạo báo cáo trong Power BI này chúng ta sẽ thiết kế trang báo cáo thứ hai:

1. Để tạo một trang báo cáo mới, ở góc dưới cùng bên trái, click chọn biểu tượng dấu cộng. 

2. Đổi tên trang báo cáo mới thành Profit.

3. Thêm một slicer từ trường Region | Region

4. Thêm lựa chọn Select All để có thể chọn tất cả (điều chỉnh trong nhóm Selection Controls của ngăn Format).  

5. Điều chỉnh kích thước và vị trí slicer để ở góc trái của trang báo cáo.

6. Thêm một biểu đồ dạng ma trận vào trang báo cáo và điều chỉnh kích thước, vị trí của ma trận sao cho nó lấp đầy khoảng trống trên trang báo cáo. 

7. Thêm cây phân cấp Date | Fiscal vào Rows của ma trận.

8. Thêm các trường sau từ bảng Sales vào Values của ma trận:

  • Orders (từ thư mục Counts
  • Sales 
  • Cost 
  • Profit 
  • Profit Margin 

9. Trong phần Filters (nằm ở bên trái ngăn Visualizations), chú ý phần Filter On This Page (bạn lăn chuột xuống dưới để thấy phần này).

10. Từ ngăn Fields kéo trường Product | Category vào phần Filter On This Page

11. Trong thẻ filter, ở góc trên cùng, click vào mũi tên để đóng lại phần bộ lọc theo Category.

Cách filter này cũng tương tự với việc sử dụng slicer. Tuy nhiên, điểm khác biệt là cách này sẽ không chiếm diện tích trên trang báo cáo. Ngoài ra, hộp Filter này có thể thiết đặt những loại filter phức tạp hơn so với slicer.  

12. Thêm các trường sau từ bảng Product vào phần Filter On This Page , rồi thu hẹp thẻ lại, ngay dưới thẻ bộ lọc cho Category, như sau:

  • Subcategory 
  • Product 
  • Color

13. Lưu file Power BI Desktop. 

Đến đây chúng ta đã hoàn thành việc thiết kế trang báo cáo thứ hai.

Task 4: Thiết kế trang báo cáo thứ ba 

Kết quả của task tạo báo cáo trong Power BI này sẽ là một trang báo cáo tương tự như mẫu dưới đây:

1. Tạo một trang báo cáo mới, rồi đổi tên thành My Performance

2. Để thực hiện kiểm soát row-level security filter, kéo trường Salesperson (Performance) | Salesperson vào phần Filter on this page trong ngăn filter.

3. Chọn Michael Blythe. Dữ liệu ở trang My Performance bây giờ sẽ chỉ thể hiện duy nhất dữ liệu của Michael Blythe. 

4. Thêm một slicer dạng danh sách thả xuống từ trường Date | Year sau đó thay đổi kích thước và vị trí slicer như sau:

5. Trong slicer, chọn để lọc tất cả trang thành FY2019.

6. Thêm biểu đồ dạng Multi-row Card sau đó điều chỉnh kích thước và vị trí như sau:

7. Thêm các trường sau đây vào biểu đồ:

  • Sales | Sales 
  • Targets | Target 
  • Targets | Variance 
  • Targets | Variance Margin 

8. Định dạng biểu đồ:

  • Trong nhóm Data Labels, tăng Text Size lên 28pt 
  • Trong nhóm Background, đặt Color thành màu xám sáng. 

9. Thêm một biểu đồ cột ngang ghép –  Clustered Bar Chart và điều chỉnh kích cỡ, vị trí biểu đồ như trong hình sau:

10. Thêm các trường sau vào các mục tương ứng:

  • Axis: Date | Month 
  • Value: Sales | Sales và Targets | Target 

11. Để tạo một biểu đồ y hệt, chọn biểu đồ, nhấn Ctrl+C, sau đó nhấn Ctrl+V

12. Đặt biểu đồ mới này vào bên phải biểu đồ ban đầu như trong hình: 

13. Để thay đổi kiểu biểu đồ, bạn chọn vào biểu đồ, sau đó, trong ngăn Visualization, chọn Clustered Column Chart (biểu đồ cột ghép).

Bây giờ bạn có thể xem cùng một dữ liệu nhưng dưới 2 góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc để hai biểu đồ ở cạnh nhau thế này tương đối tốn diện tích và dễ gây hiểu nhầm. Ở bài tới, chúng ta sẽ thêm các nút để quy định khi nào dùng biểu đồ nào.

Đến đây chúng ta đã hoàn thành thiết kế trang báo cáo thứ ba – trang cuối cùng của báo cáo.

Task 5: Xuất bản báo cáo – Publish the report 

Task cuối cùng trong tạo báo cáo trong Power BI là xuất bạn báo cáo:

1. Chọn trang báo cáo Overview

2. Lưu file Power BI Desktop. 

3. Trên thẻ Home trên thành ribbon, trong nhóm Share, click vào Publish

4. Trong cửa sổ Publish to Power BI chú ý rằng bạn chọn My Workspace.

5. Để xuất bản báo cáo lên PBI Service, chọn Select.

6. Sau khi xuất bản xong, chọn Got It.

Chúng ta đã hoàn thành xong Lab 6: Thiết kế báo cáo trong Power BI. Trong phần 2, chúng ta sẽ học thêm các kỹ thuật khác để nâng cao báo cáo của mình. 

Xem ngay Lab 7: Design a report in Power BI Desktop – Part 2 (Thiết kế báo cáo trong Power BI Desktop – Phần 2).

Chuỗi bài hướng dẫn thực hành Power BI PL300 Lab: https://datapot.vn/category/power-bi/power-bi-pl300-lab-video/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *