Cập nhật theo giáo trình mới nhất của Microsoft, ngày 14/09/2023.
Bài hướng dẫn Lab 7: Design a report in Power BI Desktop – Part 2 (Thiết kế báo cáo trong Power BI Desktop – Phần 2) là một bài thực hành nằm trong chuỗi bài luyện tập Power BI của Microsoft. Mục tiêu của chuỗi bài này là giúp học viên hiểu về các bước xử lý dữ liệu và từ đó thiết kế báo cáo trong Power BI.
Xuyên suốt chuỗi bài này, chúng ta sẽ sử dụng bộ dữ liệu của công ty Adventure Works – một công ty sản xuất và kinh doanh đồ thể thao mạo hiểm đa quốc gia – để xây dựng một giải pháp Power BI cho công ty này.
Datapot khuyến khích học viên thực hành các bài lab theo thứ tự sau để củng cố các kĩ năng cơ bản một cách tốt nhất:
- Lab 1: Prepare Data in Power BI Desktop (Chuẩn bị dữ liệu trong Power BI Desktop)
- Lab 2: Load Transformed Data in Power BI Desktop (Làm sạch và chuyển đổi dữ liệu trong Power BI Desktop)
- Lab 3: Design a model in Power BI – Part 1 (Xây dựng Model trong Power BI – Phần 1)
- Lab 3 nâng cao: Design a model in Power BI – Part 2 (Xây dựng Model trong Power BI – Phần 2)
- Lab 4: Create DAX Calculations in Power BI Desktop (Tạo các phép tính DAX trong Power BI Desktop)
- Lab 5: Create Advanced DAX Calculations in Power BI Desktop (Tạo các phép tính DAX nâng cao trong Power BI Desktop)
- Lab 6: Design a report in Power BI Desktop – Part 1 (Thiết kế báo cáo trong Power BI Desktop – Phần 1)
- Lab 7: Design a report in Power BI Desktop – Part 2 (Thiết kế báo cáo trong Power BI Desktop – Phần 2)
- Lab 8: Perform Data Analysis in Power BI (Phân tích nâng cao trong Power BI)
- Lab 9: Create a Power BI Dashboard (Tạo dashboard trên Power BI)
- Lab 10: Enforce Row-Level Security (Cài đặt Row-Level Security)
Chuẩn bị trước khi thực hành
Để bắt đầu thực hành chuỗi bài Lab này, chúng ta cần chuẩn bị:
- Cài đặt Power BI Desktop – Hướng dẫn cài đặt Power BI Desktop – YouTube
- Database AdventureWorksDW2020 (Kết nối với SQL Server)
- 2 file ColorFormats.csv và ResellerSalesTargets.csv
Đối với học viên của Datapot, các bạn đã được cung cấp thông tin để kết nối đến SQL Server có chứa dataset AdventureWorksDW2020 và link download file. Các bạn đã đủ công cụ để bắt đầu thực hành 11 bài Lab.
Trong trường hợp tự thực hành, các bạn cần:
- Cài đặt SQL Server và SQL Server Management Studio
- Tải file dữ liệu (đuôi .bak) và 2 file ColorFormats.csv và ResellerSalesTargets.csv tại https://github.com/MicrosoftLearning/PL-300-Microsoft-Power-BI-Data-Analyst/raw/Main/AllfilesDownload.zip
- Restore file .bak – Xem hướng dẫn tại đây.
Sau khi hoàn thành, các bạn sẽ sử dụng server name để kết nối với Power BI Desktop:

Mục tiêu của bài Lab 7
Sau khi kết thúc bài lab này, các bạn sẽ biết cách để:
- Đồng bộ slicer giữa các trang báo cáo (sync slicer)
- Tạo trang drill through
- Định dạng theo nhiều kiểu điều kiện (conditional formatting)
- Tạo và sử dụng bookmark.
Thời lượng ước tính của bài thực hành là 45 phút.
Hướng dẫn thực hành
Hướng dẫn bằng Video:
Hướng dẫn từng bước:
Trước khi bắt đầu vào bài thực hành, chúng ta mở Power BI và mở file đã thực hành trong lab 6.
Phần 1: Sync slicer
Trong phần này, chúng ta sẽ đồng bộ các slicer Year và Region giữa các trang báo cáo đã tạo trong lab 6.
- Trên trang Overview, nhấn vào slicer Year và chọn năm FY2018.
- Chuyển tới trang My Performance, quan sát trên slicer Year, chúng ta nhận thấy slicer đang hiển thị giá trị khác.
- Quay về trang Overview, chọn slicer Year.
- Trên thẻ View, trong nhóm Show Panes, chọn Sync Slicers.

- Trong cửa sổ Sync Slicers (bên trái cửa sổ Visualizations), trong cột thứ 2 (có biểu tượng đồng bộ), tick chọn ô vuông ở trang Overview và My Performance.

- Vẫn trên trang Overview, chọn slicer Region.
- Đồng bộ slicer này ở trang Overview và Profit.

- Test tính năng đồng bộ slicer bằng cách chọn các bộ lọc khác nhau, và kiểm tra xem slicer đã được đồng bộ trên các trang báo cáo.
- Nhấn vào dấu X ở góc trên bên phải cửa sổ Sync slicers để đóng cửa sổ.
Phần 2: Thiết lập tính năng drill through
Trong phần này, chúng ta sẽ tạo trang mới và thiết lập trang đó thành trang drill through. Khi kết thúc task, chúng ta sẽ có trang drill through tương tự như sau:

Task 1: Tạo trang drill through
Trong task này, chúng ta sẽ thiết lập 1 trang drill through.
- Tạo thêm 1 trang báo cáo mới và đổi tên trang này thành Product Details.
- Nhấn chuột phải vào thẻ trang báo cáo Product Details, sau đó chọn Hide Page.
Người xem báo cáo sẽ không chọn vào xem trang drill through một cách trực tiếp được. Người xem sẽ tiếp cận được dữ liệu trên trang này bằng các biểu đồ từ trang khác. Ở phần cuối bài lab chúng ta sẽ học cách drill through đến trang được thiết lập.
- Trong cửa sổ Visualizations, tìm đến mục Drill through ở dưới cùng cửa sổ này, thêm trường Product | Category vào ô Add Drill-Through Fields Here.
Lab này vẫn đang sử dụng cách ghi Bảng | Trường. Product | Category có nghĩa là trường Category trong bảng Product.

- Để test trang drill through, trong thẻ lọc drill through, chọn Bikes.

- Lúc này ta sẽ thấy ở góc trên bên trái màn hình hiển thị nút mũi tên.
Nút mũi tên sẽ được thêm vào tự động khi chúng ta thêm một trường vào mục drill through. Người xem báo cáo sẽ bấm nút này khi muốn quay trở lại trang báo cáo mà họ đã dùng drill through.
- Vẫn trên trang Drill through Product Details, chọn thêm biểu đồ dạng Card vào trang, điều chỉnh kích cỡ chiều ngang gần bằng trang báo cáo và đặt bên phải nút mũi tên.

(Điều chỉnh kích cỡ và đặt biểu đồ Card như phần màu xanh trong hình dưới)

- Kéo trường Product | Category vào biểu đồ Card.
- Thiết lập định dạng cho biểu đồ như hình dưới, đồng thời tắt thuộc tính Category Label (chuyển sang Off).

- Chọn thẻ General, tìm đến tùy chỉnh Effects > Background, chọn màu xám trắng làm màu nền cho thẻ (White, 20% darker).

- Tạo thêm một biểu đồ dạng bảng Table trên trang, điều chỉnh kích cỡ để biểu đồ phủ kín phần còn lại của trang báo cáo và đặt dưới biểu đồ Card.

(Đặt biểu đồ dạng Bảng như phần màu xanh trong hình dưới)

- Thêm các trường sau vào biểu đồ Bảng:
- Product | Subcategory
- Product | Color
- Sales | Quantity
- Sales | Sales
- Sales | Profit Margin
- Thiết lập định dạng cho biểu đồ, trong mục Values, tăng kích cỡ Text lên thành 20pt.
Chúng ta đã gần hoàn thiện thần thiết kế trang drill through. Trong task tiếp theo chúng ta sẽ thiết lập thêm Conditional Formatting cho biểu đồ.
Task 2: Thêm Conditional Formatting
Trong task này, chúng ta sẽ học cách định dạng biểu đồ với Conditional Formatting để tăng tính thẩm mỹ cho biểu đồ và nhấn mạnh vào các thông tin quan trọng cần chú ý trên biểu đồ. Sau khi hoàn thành task, chúng ta sẽ có trang báo cáo tương tự như hình dưới:

- Nhấn chọn biểu đồ bảng. Trên cửa sổ Visualizations, tìm đến trường Profit Margin và bấm vào hình mũi tên trỏ xuống cạnh tên trường, rồi chọn Conditional Formatting | Icons.

- Trên cửa sổ Icons – Profit Margin, tìm đến mục Icon layout và chọn Righ of Data.

- Để xóa dòng quy tắc ở giữa (có hình tam giác vàng), chọn dấu X ở bên phải dòng.

- Thiết lập thông số cho quy tắc đầu tiên (hình tứ giác màu đỏ) như sau:
- Trong ô thứ 2, xóa giá trị 0. Lúc này giá trị trong ô sẽ tự hiển thị là Min.
- Trong ô thứ 3, chọn Number.
- Trong ô thứ 5, nhập 0.
- Trong ô thứ 6, chọn Number.
- Thiết lập thông số cho quy tắc thứ hai (hình tròn màu xanh) như sau:
- Trong ô thứ 2, nhập 0.
- Trong ô thứ 3, chọn Number.
- Trong ô thứ 5, xóa giá trị 0. Lúc này giá trị trong ô sẽ tự hiển thị là Max.
- Trong ô thứ 6, chọn Number.
Sau đó nhấn OK.
Chúng ta có thể hiểu quy tắc này là: nếu giá trị của Profit Margin nhỏ hơn 0 thì hiển thị hình tứ giác đỏ, nếu giá trị này bằng hoặc lớn hơn 0 thì hiển thị hình tròn xanh.

- Lúc này khi quan sát trên biểu đồ bảng, chúng ta thấy hiển thị các biểu tượng như hình dưới.

- Tiếp theo chúng ta sẽ tùy chỉnh quy tắc đặt định dạng màu nền cho trường Color.
- Tìm đến trường Color, chọn Conditional Formatting | Background Color. Trong cửa sổ Background Color – Color, ở phần Format Style, chọn Field Value.
- Trong danh sách What field should we base this on?, chọn Product | Formatting | Background Color Format, và nhấn OK.

- Thực hiện tương tự các bước trên để thiết lập màu font cho trường Color, sử dụng trường Product | Formatting | Font Color Format.
Nhắc lại: Trường Background và Font Color đến từ file nguồn ColorFormats.csv đã được load vào Power Query trong bài lab Chuẩn bị dữ liệu, sau đó được sát nhập vào bảng Product trong bài lab Chuyển đổi, làm sạch và load dữ liệu vào Power BI Desktop.
Phần 3: Thêm Bookmarks và Buttons.
Trong bài này, chúng ta sẽ thực hiện tạo thêm Buttons trên trang My Performance, giúp người xem báo cáo lựa chọn loại biểu đồ hiển thị. Sau khi hoàn thành phần này, chúng ta sẽ có trang báo cáo như sau:

Task 1: Thêm bookmarks
Trong task này, chúng ta sẽ tạo thêm 2 bookmark, mỗi cái hiển thị một loại biểu đồ Sales/Target theo tháng.
- Chọn trang My Performance. Trên thẻ View, trong nhóm Show Panes, chọn Bookmarks.

- Vẫn trên thẻ View, trong nhóm Show Panes, chọn Selection.
- Trên cửa sổ Selection, tìm đến một dòng Sales and Target by Month, chọn biểu tượng con mắt để ẩn biểu đồ đi.

- Trên cửa sổ Bookmarks, chọn Add.
Nhấn đúp chuột vào bookmark vừa tạo để đổi tên bookmark đó.

- Nếu trên trang báo cáo của bạn đang hiển thị biểu đồ thang ngang, thì đổi tên bookmark thành Bar Chart ON, nếu không thì đổi tên bookmark thành Column Chart ON.
- Để chỉnh sửa bookmark, trên cửa sổ Bookmark, di chuột tới bookmark, chọn dấu ba chấm và chọn Data.
Tắt lựa chọn Data có nghĩa là bookmark sẽ không sử dụng trạng thái lọc hiện tại của trang báo cáo. Nếu không tắt lựa chọn này thì bookmark sẽ luôn bị khóa theo bộ lọc hiện đang được chọn trên slicer Year.

- Để cập nhật cho bookmark, chọn dấu ba chấm, chọn Update.
- Tiếp theo chúng ta sẽ thiết lập bookmark thứ hai để hiển thị biểu đồ thứ hai. Trên cửa sổ Selection, ẩn biểu đồ Sales/Target by Month đang hiển thị, và bật hiển thị biểu đồ Sales/Target by Month đang bị ẩn.

- Tạo bookmark thứ hai và đổi tên thành Column Chart ON (hoặc Bar Chart ON nếu biểu đồ đang hiển thị trên trang báo cáo là biểu đồ thanh ngang).

- Thực hiện chỉnh sửa và cập nhật bookmark như đã thao tác với bookmark đầu tiên.
- Trên cửa sổ Selection, bật hiển thị cả hai biểu đồ.
- Điều chỉnh kích cỡ của 2 biểu đồ bằng nhau, đặt chồng lên nhau và phủ trên phần còn lại của trang báo cáo (như phần màu xanh trong hình dưới), đặt dưới biểu đồ multi-card.
Chọn tên biểu đồ trên cửa sổ Selection để chọn biểu đồ đang bị chồng lên trên trang báo cáo.

- Trên cửa sổ Bookmark, nhấn chọn mỗi bookmark và nhận thấy với mỗi bookmark chỉ có một biểu đồ hiển thị.
Task 2: Thêm Buttons
Trong task này, chúng ta sẽ tạo thêm 2 nút bấm để lựa chọn bookmark hiển thị biểu đồ.
- Trên thẻ Insert, trong nhóm Elements, chọn Button rồi chọn Blank.

- Đặt button vừa tạo ngay bên dưới slicer Year.
- Nhấn vào button, nhìn sang cửa sổ Format, chọn thẻ Button, mở rộng phần Style và bật thuộc tính Text thành ON.

- Mở rộng thuộc tính Text, và trong ô Text, nhập Bar Chart.
- Mở rộng thuộc tính Fill, và chọn màu fill cho button.
- Đóng phần Style, tìm đến phần Action và nhấn On.

- Mở rộng phần Action, chọn Type là Bookmark.
- Trong danh sách Bookmark, chọn Bar Chart ON.

- Nhấn Ctrl + C rồi Ctrl + V để copy và paste Button Bar Chart ON này, rồi chỉnh sửa button vừa copy như sau:
- Vào style, thuộc tính Button Text đổi tên button thành Column Chart.
- Trong phần Action, đổi bookmark được chọn thành Column Chart ON.
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành phần thiết kế báo cáo.
Phần 4: Publish báo cáo
Trong phần này, chúng ta sẽ publish (xuất bản) báo cáo.
- Chọn trang Overview.
- Trong slicer Year, chọn FY2020.
- Trong slicer Region, chọn Select All.
- Thực hiện lưu file Power BI. File luôn phải được lưu lại trước khi xuất bản lên Power BI Service.
- Trên thẻ Home, trong nhóm Share, chọn Publish.

- Trong cửa sổ Publish to Power BI, chúng ta thấy My Workspace đã được chọn sẵn.
- Để publish báo cáo, chọn Select.
- Nếu được hỏi có thay thế dataset không (replace the dataset), chọn Replace.
- Sau khi báo cáo được xuất bản thành công, chọn Got It.
- Đóng Power BI Desktop.
Phần 5: Sử dụng báo cáo trên Power BI Service.
- Mở trình duyệt bất kì, truy cập vào Power BI service và tìm đến My Workspace, mở báo cáo vừa publish.
- Để test tính năng drill through, chọn trang Overview > biểu đồ Quantity by Category. Sau đó nhấn chuột phải vào thanh ngang Clothing và chọn Drill Through | Product Details.

- Trên trang Product Details hiển thị dữ liệu của loại sản phẩm Clothing.
- Để quay về trang trước khi Drill through, nhấn vào nút mũi tên ở góc trên bên trái màn hình.
- Chọn trang My Performance. Chọn từng nút để quan sát sự thay đổi biểu đồ hiển thị.
Xem ngay Lab 8: Perform Advanced Analytics with AI Visuals (Phân tích nâng cao với biểu đồ AI).
Chuỗi bài hướng dẫn thực hành Power BI PL300 Lab: https://datapot.vn/category/power-bi/power-bi-pl300-lab-video/