Hiện nay Microsoft đang có chương trình hỗ trợ sinh thi một số chứng chỉ miễn phí (xem hướng dẫn đăng kí tại đây), trong đó có cả chứng chỉ PL – 900 (Power Platform) . Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn chứng chỉ PL – 900 là gì, những ai nên tham gia thi chứng chỉ và các cập nhật mới nhất về bài thi này.
1. Giới thiệu cơ bản về Power Platform và PL – 900
Power Platform là gì ?
Để hiểu rõ chứng chỉ PL – 900 để làm gì, đầu tiên ta cần tìm hiểu về Microsoft Power Platform.
Power Platform là một nền tảng phát triển của Microsoft, bao gồm các công cụ Power Apps, Power Automate, Power BI và Power Virtual Agent. Nó cho phép người dùng tạo và triển khai các ứng dụng cho các mục đích cụ thể như quản lý dữ liệu, tự động hoá các quy trình công việc và tạo báo cáo với dữ liệu thực. Power Platform là một giải pháp tích hợp và dễ sử dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân muốn tăng tốc quá trình phát triển và tăng hiệu suất làm việc.
Ví dụ một doanh nghiệp muốn xây dựng một quy trình đánh giá năng lực cho nhân viên mới. Sử dụng Power Apps, doanh nghiệp có thể tạo ra một ứng dụng để tạo và chỉnh sửa các bảng điểm năng lực cho nhân viên. Power Automate có thể được sử dụng để tự động gửi thông báo cho nhân viên và quản lý về tiến độ của quy trình đánh giá. Power BI có thể được sử dụng để tạo báo cáo về kết quả đánh giá và theo dõi sự tiến bộ của quy trình. Cuối cùng, Power Virtual Agents có thể được sử dụng để cung cấp hỗ trợ trực tuyến cho nhân viên về quy trình đánh giá năng lực.
Chứng chỉ PL – 900
Chứng chỉ PL-900 là một chứng chỉ cơ bản và đề cập đến các kiến thức cơ bản về Power Platform, giúp cho người học có cái nhìn tổng quan về tính năng và cách sử dụng các công cụ của Power Platform. Chứng chỉ PL-900 cũng có thể là một bước đầu tiên để học và chuẩn bị cho các chứng chỉ chuyên sâu hơn về Power Platform.
Nội dung của bài thi PL-900 bao gồm các kiến thức về các công cụ trong Power Platform, bao gồm Power Apps, Power Automate, Power BI và Common Data Service. Nội dung bao gồm các chủ đề như:
- Cách xây dựng và sử dụng Power Apps để tạo ra các ứng dụng doanh nghiệp.
- Sử dụng Power Automate để tự động hoá các quy trình doanh nghiệp.
- Làm việc với Power BI để thống kê và trực quan hóa dữ liệu.
- Xây dựng chatbot trả lời tự động các yêu cầu của khách hàng.
- Sử dụng Common Data Service để quản lý dữ liệu cho các ứng dụng và quy trình trong Power Platform.
- Tối ưu hóa và quản trị các ứng dụng và quy trình được xây dựng trên Power Platform.
Bài thi PL-900 là một bài thi trắc nghiệm với các câu hỏi về kiến thức và kỹ năng trong việc sử dụng Power Platform. Bạn sẽ cần chuẩn bị kỹ lưỡng về các chủ đề trên để trả lời các câu hỏi trong bài thi.
Những đối tượng phù hợp để thi PL - 900
Đối tượng phù hợp để thi chứng chỉ PL-900 bao gồm các nhà phát triển, kỹ sư, quản trị viên hoặc các nhân viên có liên quan đến việc sử dụng các công cụ Power Platform của Microsoft. Họ cần có kiến thức về Power BI, Power Apps, Power Virtual Agents và Power Automate, và biết cách sử dụng chúng để giải quyết các vấn đề cụ thể cho doanh nghiệp.
Thi chứng chỉ PL-900 cung cấp cho các đối tượng này một cơ hội để chứng minh kiến thức và kỹ năng của họ trong việc sử dụng Power Platform, giúp họ cải thiện trình độ và tăng cơ hội cho công việc và sự nghiệp.
2. Cập nhật thay đổi của bài thi PL - 900
Sau ngày 27/12/2022, Microsoft đã có một số thay đổi về các nội dung có trong bài thi PL – 900, để nắm chi tiết hơn các thay đổi đó bạn có thể truy cập documentation của Microsoft. Đề cương của bài thi PL – 900 về cơ bản sẽ gồm những nội dung sau:
Chủ đề 1: Mô tả giá trị kinh doanh của Power Platform (20-25%)
1.1 Thứ nhất, mô tả giá trị của các ứng dụng Power Platform
- Phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng Power BI.
- Thao tác với Power Apps.
- Sau đó, tự động hóa với Power Automate.
- Tiếp theo, tương tác với các hệ thống và dữ liệu bên ngoài.
- Cuối cùng, tạo ra các chatbot mạnh mẽ bằng cách sử dụng Power Virtual Agent trên web và Microsoft Teams.
1.2. Mô tả giá trị kinh doanh của việc mở rộng các giải pháp kinh doanh bằng cách sử dụng Power Platform
- Mô tả cách các ứng dụng Dynamics 365 có thể đẩy nhanh việc cung cấp các giải pháp kinh doanh bằng Power Platform.
- Mô tả cách các giải pháp kinh doanh bằng Power Platform có thể được sử dụng bởi các ứng dụng Microsoft 365.
- Mô tả cách các ứng dụng của Microsoft Power Platform làm việc với nhau.
- Mô tả cách sử dụng các ứng dụng của Microsoft Power Platform trong Microsoft Teams.
- Mô tả cách các giải pháp kinh doanh Power Platform có thể sử dụng các dịch vụ Microsoft Azure bao gồm Azure Cognitive Services.
- Mô tả cách các giải pháp kinh doanh Power Platform có thể tiêu thụ các ứng dụng và dịch vụ của bên thứ ba.
- Mô tả các ứng dụng của AppSource.
1.3. Mô tả quản trị và bảo mật Power Platform
- Mô tả cách Power Platform triển khai bảo mật bao gồm nhận thức về vai trò bảo mật của Microsoft Dataverse, Azure Cognitive Services và Quản lý truy cập (IAM).
- Mô tả cách quản lý ứng dụng và người dùng.
- Mô tả môi trường.
- Mô tả nơi thực hiện các tác vụ quản trị cụ thể bao gồm Trung tâm Quản trị Nền tảng Power (Power Platform Admin center), Trung tâm quản trị Microsoft 365 (Microsoft 365 admin center).
- Mô tả các chính sách phòng chống mất dữ liệu (DLP).
- Mô tả cách nền tảng hỗ trợ các nguyên tắc về quyền riêng tư và khả năng truy cập.
- Mô tả khả năng quản trị của Microsoft Power Platform.
- Miêu tả phân tích dữ liệu và cách ứng dụng.
Chủ đề 2: Xác định các thành phần cốt lõi của Power Platform (10-15%)
2.1. Đầu tiên, Mô tả Microsoft Dataverse
- Phân biệt database và Dataverse.
- Phân biệt Dataverse và Dataverse for Teams.
- Xác định bảng, cột và mối quan hệ.
- Cuối cùng, mô tả cách sử dụng các bảng tiêu chuẩn phổ biến để mô tả con người, địa điểm và sự vật.
- Mô tả quy trình kinh doanh qua các luật lệ kinh doanh, công việc thực và thao tác.
- Mô tả luồng dữ liệu và cách dùng.
- Mô tả giải pháp và mục đích của chúng.
2.2. Thứ hai, Mô tả Connector
- Mô tả các trigger bao gồm các loại trigger và nơi sử dụng trigger.
- Mô tả action.
- Mô tả các tùy chọn cấp phép cho các Connector bao gồm cấp tiêu chuẩn hoặc premium.
- Nhận biết các trường hợp sử dụng cho các Connector tùy chỉnh.
Chủ đề 3: Chứng minh khả năng của Power BI (20-25%)
3.1. Xác định các thành phần Power BI phổ biến
- Xác định và mô tả việc sử dụng cho các điều khiển trực quan hóa bao gồm biểu đồ tròn, cột, donut, phân tán và KPI.
- Mô tả các tab Report, Data và Model.
- So sánh và đối chiếu Power BI Desktop và Power BI Service.
- So sánh và đối chiếu dashboard, workspace và report.
- Mô tả mô hình bảo mật của Power BI.
- Mô tả Power BI trong App mobile.
3.2. Kết nối và sử dụng dữ liệu
- Kết hợp nhiều nguồn dữ liệu (Bao gồm cả Excel).
- Làm sạch và chuyển đổi dữ liệu bằng Power Query.
- Mô tả và thực hiện các hàm tổng hợp (aggregate).
- Xác định các loại nguồn dữ liệu có sẵn (Bao gồm cả Excel).
- Mô tả trường hợp sủ dụng bộ dữ liệu được chia sẻ (share datasets).
- Mô tả và sử dụng các bộ dữ liệu và ứng dụng mẫu (template) được chia sẻ.
- Mô tả các lựa chọn để xem Power BI report và dashboard.
3.3. Cuối cùng, xây dựng bảng điều khiển cơ bản bằng Power BI
- Thiết kế bảng điều khiển Power BI.
- Thiết kế bố trí và lập bản đồ dữ liệu.
- Xuất bản và chia sẻ report và dashboard.
Chủ đề 4: Chứng minh khả năng của Power Apps (25-30%)
4.1 Xác định các thành phần phổ biến