Sự thật là dù các mô hình quản lý dự án đã phát triển trong suốt 2 thập kỷ qua – từ mô hình thác nước truyền thống (Waterfall) cho tới mô hình linh hoạt (Agile) – thì vị trí Business Analyst (BA) vẫn luôn có nhu cầu rất cao về nhân lực. Tuy nhiên, có một thứ đã thay đổi và sẽ không ngừng thay đổi, đó chính là phạm vi kiến thức mà chúng ta cần phải trau dồi.
Mục lục
The Domain Business Analyst vs The Experienced Business Analyst

Mặc dù tôi đã đồng thời làm chuyên gia IT và nhà Tư vấn Phân tích nghiệp vụ (BA) trong 12 năm, thế nhưng tôi luôn nói rằng tôi trước tiên là một BA. Mọi vai trò, vị trí khác của tôi đều được xây dựng trên nền tảng của BA. Đó là lý do vì sao tôi không có cảm tình với thuật ngữ “Domain Business Analyst”, tức chỉ những nhà phân tích nghiệp vụ chỉ làm việc trong một lĩnh vực cụ thể, nó khiến tôi cảm thấy như mình bị cắt bỏ “đôi cánh”, hay bị gò bó trong một chiếc hộp, với khả năng hết sức hạn chế.
Tôi thích cụm từ “The Experienced Business Analyst” hơn, tức chỉ những người có kinh nghiệm và kỹ năng phân tích nghiệp vụ, tôi thấy nó phù hợp với thực tế hơn.
Một ví dụ điển hình chính là con đường sự nghiệp của tôi. Khi tôi chuyển sang làm việc trong lĩnh vực viễn thông, dịch vụ công cộng và nghiên cứu sức khỏe, tôi đã có thể bắt đầu làm việc ngay mà không tốn quá nhiều thời gian thích nghi với lĩnh vực mới. Nền tảng vững chắc về phân tích nghiệp vụ luôn cho phép tôi phát triển các kỹ năng bổ sung. Và danh sách chứng chỉ của tôi, bao gồm chứng chỉ về thiết kế giải pháp, quản lý dự án và thiết kế kiến trúc đám mây, vẫn đang tiếp tục cập nhật để theo kịp công nghệ.
Là một chuyên gia Phân tích nghiệp vụ, chúng ta cần duy trì những gì hiện có và luôn ưu tiên phát triển bản thân. Thuật ngữ “The Experienced Business Analyst” phản ánh phạm vi phát triển và tham vọng đó tốt hơn bất kỳ thuật ngữ thay thế nào.
Trở thành một Experienced Business Analyst
Domain Knowledge, hay còn gọi là Kiến thức trong ngành/lĩnh vực, dùng để nhắc đến sự am hiểu về quy trình, công việc và các khía cạnh chính về một doanh nghiệp và ngành, lĩnh vực của doanh nghiệp đó.
Một nhà Phân tích nghiệp vụ có thể tận dụng nhiều công cụ hỗ trợ để nắm được domain knowledge, bao gồm sự liên quan của các stakeholder, các tài liệu nghiên cứu, phân tích, khảo sát và theo dõi công việc (job shadowing).
Mặc dù quy trình này gần như giống nhau bất kể thuộc ngành nào, nhưng những hiểu biết thu được từ các domain knowledge lại khác nhau đáng kể. Và đó là điểm khác biệt quan trọng vì cho đến cuối cùng, chính những domain knowledge mà bạn có được góp phần làm phong phú thêm kinh nghiệm với tư cách là một nhà phân tích nghiệp vụ.
Vì vậy, các chuyên gia phân tích nghiệp vụ nên cảm thấy thoải mái với việc thay đổi bất cứ domain công việc nào và không có domain nào được ưu tiên. Nó cho phép chúng ta trở thành những nhà phân tích nghiệp vụ toàn diện – và tôi dám nói là “có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thành thạo”.
Bằng cách am hiểu đa dạng lĩnh vực, một nhà phân tích nghiệp vụ có kinh nghiệm có thể bắt đầu công việc trong bất kỳ lĩnh vực nào. Vậy tại sao lại giới hạn bản thân trong một lĩnh vực?
Phát triển bản thân không ngừng
Với tư cách là những nhà phân tích nghiệp vụ có kinh nghiệm, chúng ta không nên dừng việc phát triển bản thân lại kể cả sau khi đã có được chứng chỉ CBAP, dù cho đó luôn được coi là tiêu chuẩn “vàng” cho các nhà phân tích nghiệp vụ.
Việc tìm ra các khoảng trống kiến thức để bù đắp sẽ đảm bảo rằng chúng ta luôn xây dựng trên nền tảng cũ, trau đồi những kiến thức về domain mới cũng như các phương pháp tiếp cận công nghệ và quản lý dự án.
Tác giả: Olabisi Adesina
Biên phiên dịch: Datapot
Các chứng chỉ và khóa học dành cho Business Analyst
Hai chứng chỉ quốc tế mà các Chuyên viên Phân tích nghiệp vụ đều phấn đấu để sở hữu là: Chứng nhận BA chuyên nghiệp ™ (CBAP®) và Chứng nhận khả năng BA ™ (CCBA®).
Để bắt đầu bước đi trên con đường của một Business Analyst, bạn có thể khởi đầu với khóa học Business Analyst từ cơ bản đến nâng cao tại Datapot với giảng viên Cao Thị Nhân – người có hơn 11 năm kinh nghiệm về Business Analysis, Business Solution, Quản lý dự án và Quản lý sản phẩm công nghệ:
BAED – Digital Business Analyst Skills
6.000.000 ₫BAFU – Fundamental Business Analyst Skills
4.800.000 ₫DBAP – Digital Business Analyst Program
14.800.000 ₫
Tìm hiểu kỹ hơn về Digital Business Analyst qua các bài viết sau:
Digital Business Analyst – “Ngôi sao hy vọng” mới của các doanh nghiệp